IVF là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản mang lại nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Hành trình tìm con sẽ không dễ dàng, bởi vậy các cặp đôi luôn muốn tìm hiểu trước về kinh nghiệm làm IVF để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất từ sức khỏe, tinh thần và cả chi phí thực hiện.
Kinh nghiệm trong bài viết dưới đây được tổng hợp từ những gia đình đã trải qua hành trình làm IVF chia sẻ lại cũng như kết hợp tư vấn từ bác sĩ chuyên môn tại Đông Đô IVF Center.
Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.
Các kinh nghiệm làm IVF từ quá trình chuẩn bị
Sức khỏe và tinh thần của cặp vợ chồng là một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ thành công của IVF. Do đó, trước chu kỳ IVF, các cặp vợ chồng nên lưu ý những kinh nghiệm trước khi làm IVF dưới đây:
Chuẩn bị sức khoẻ trước khi làm IVF
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của IVF là chất lượng trứng và tinh trùng. Do vậy, kinh nghiệm IVF cho những ông bố, bà mẹ tương lai là nên chuẩn bị sức khỏe thật kỹ trước khi làm IVF. Một số điều chỉnh trong chế độ ăn, nghỉ ngơi hàng ngày sẽ mang lại lợi ích cho các cặp đôi hiếm muộn, cụ thể:
- Bổ sung dinh dưỡng: Nên ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Những thực phẩm được khuyến khích sử dụng bao gồm sữa đậu nành, thịt bò, sò huyết, bơ, giá đỗ… Đây là nhóm thực phẩm giàu protein, omega 3, sắt… tốt cho sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung sắt, omega, acid folic từ nhóm thực phẩm chức năng, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm và liều lượng phù hợp. [1]
- Hạn chế đồ ăn có hại: Khi xác định chuẩn bị bước vào hành trình làm IVF, các cặp đôi đặc biệt tránh sử dụng các thực phẩm kém lành mạnh như đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hóa chất, muối, đường… Đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá hay cafe cũng nên được hạn chế. Các thực phẩm có hại sẽ tác động đến sức khoẻ chung cũng như chức năng sinh sản của các cặp đôi. [1]
- Giữ cân nặng ổn định: Béo phì, thừa cân là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn, và làm giảm tỷ lệ thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản [2]. Do đó các cặp đôi nên giữ chỉ số BMI ở mức bình thường, kiểm soát cân nặng của cả vợ và chồng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tinh trùng.
- Vận động khoa học: Duy trì thói quen tập thể dục, thể thao đều đặn, thường xuyên để cải thiện thể trạng, nâng cao sức đề kháng.
Chuẩn bị tinh thần kiên trì
IVF là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có tỷ lệ thành công cao, trung bình từ 54,5% với nhóm đối tượng dưới 35 tuổi và từ 39,8% với nhóm nữ giới trên 35 tuổi [3]. Tuy nhiên, khả năng làm IVF thất bại vẫn có thể xảy ra, đặc biệt với nhóm nữ giới lớn tuổi hoặc các cặp đôi vô sinh do các nguyên nhân phức tạp. Khi này, các cặp đôi có thể cần làm IVF nhiều lần mới có thể chạm được đến hạnh phúc sinh con thành công.
Với phần lớn các cặp đôi, IVF là một quá trình dài, cần có sự kiên trì và theo đuổi bền vững. Do vậy, một trong những kinh nghiệm IVF bạn không nên bỏ qua đó là chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận mọi kết quả. Bên cạnh đó, hãy cố gắng duy trì thể trạng, tinh thần tốt, sắp xếp công việc hợp lý để chu kỳ IVF không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc và cuộc sống hằng ngày.
>> Tìm hiểu thêm: Nên làm IVF vào mùa nào?
Chuẩn bị tài chính vững chắc
Chi phí cho một chu kỳ IVF có thể dao động từ 80 – 100 triệu đồng. Đây là một con số không hề nhỏ, đặc biệt với những cặp vợ chồng không có điều kiện tài chính tốt. Một số trường hợp quá trình IVF kéo dài, phát sinh nhiều chi phí cho việc điều trị, thăm khám, nuôi cấy, dự trữ phôi…có thể khiến chi phí IVF tăng lên đáng kể.
Nhìn chung, chi phí IVF không cố định, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, quá trình IVF còn có thể ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống khiến nguồn thu nhập của bạn bị ảnh hưởng đáng kể. Do vậy các cặp vợ chồng cần chuẩn bị tài chính vững chắc để giảm bớt áp lực trên hành trình tìm con.
Lựa chọn địa chỉ làm IVF uy tín
Tính đến thời điểm, Việt Nam có hàng chục cơ sở hỗ trợ sinh sản, thực hiện hơn 50.000 chu kỳ IVF mỗi năm. Tỷ lệ thành công và giá thành của mỗi cơ sở khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng cơ sở vật chất, trình độ bác sĩ, quy trình kiểm soát chất lượng…. Lựa chọn cơ sở thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những vấn đề khiến nhiều cặp vợ chồng “đau đầu”.
4 kinh nghiệm IVF giúp các cặp vợ chồng lựa chọn cơ sở IVF chất lượng:
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống phòng lab, thiết bị hỗ trợ tiên tiến nhất.
- Ứng dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện đại, tân tiến.
- Dịch vụ chăm sóc tận tình, kỹ lưỡng.
- Cơ sở hạ tầng khang trang, thoải mái, riêng tư.
Là cơ sở làm IVF với tỉ lệ thành công vượt trội lên tới 80%, Đông Đô IVF Center là lựa chọn mà các cặp vợ chồng không nên bỏ qua. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đứng đầu là Bác sĩ CKI Tăng Đức Cương, Đông Đô IVF Center đã giúp hàng ngàn gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn và thành công đón em bé về nhà. Trung tâm cũng có hệ thống cơ sở vật chất, phòng lab hiện đại bậc nhất, ứng dụng các công nghệ hiện đại như IVF ICSI, công nghệ Timelapse trong nuôi cấy phôi…
Kinh nghiệm làm IVF thành công trong quá trình thực hiện
Trong quá trình thực hiện IVF, bạn cần chú ý 4 điều sau:
Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ thành công của IVF. Bác sĩ Tăng Đức Cương chia sẻ, nữ giới cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa ví dụ:
- Tuân thủ phác đồ dùng thuốc trong quá trình canh niêm mạc: Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nội tiết estrogen dùng đường uống ngay từ đầu chu kỳ kinh (thường từ ngày thứ 2 của kỳ kinh) với liều 4 – 16mg/ngày. Trong quá trình dùng thuốc, bác sĩ sẽ kiểm tra định kỳ đến khi nội mạc tử cung có hình hạt cà phê và đạt độ dày nhất định (> 8mm) thì bắt đầu kê đơn progesterone. Loại thuốc này có thể sử dụng đường uống, tiêm hoặc đặt âm đạo tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe và kinh tế của gia đình.
- Trong quá trình chuyển phôi trữ đông: Chị em cần dùng thuốc nội tiết trước 12 – 18 ngày để chuẩn bị niêm mạc tử cung trước khi chuyển phôi. Thời gian sử dụng và loại thuốc sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy theo điều kiện cơ thể và khả năng đáp ứng thuốc của người phụ nữ. Quá trình dùng thuốc có thể kéo dài đến khi niêm mạc tử cung đủ điều kiện tiêu chuẩn về độ dày (8 – 14mm), hình dạng, vị trí… Chị em cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ trong giai đoạn này để đạt kết quả tốt nhất.
Kiêng quan hệ ở một số giai đoạn IVF
Việc kiêng quan hệ là cần thiết trong một số giai đoạn nhất định của chu kỳ IVF. Các cặp vợ chồng cần chú ý:
- Kiêng quan hệ từ 3 – 5 ngày trước ngày chọc hút trứng và lấy tinh trùng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng. [4]
- Kiêng quan hệ sau khi chọc hút trứng vì có thể gây đau đớn, chảy máu, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ.
- Kiêng quan hệ sau khi chuyển phôi ít nhất 1 tuần để tránh kích thích co bóp tử cung, ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi. [5]. Nên kiêng quan hệ 3 tháng đầu đối với bệnh nhân có tiền sử sảy thai.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp nâng cao sức khỏe, thể trạng của cặp vợ chồng, đảm bảo chất lượng trứng và tinh trùng trước khi thụ thai. Tương tự trong bước chuẩn bị làm IVF, việc ăn uống trong quá trình thụ tinh ống nghiệm cũng cần được chú trọng:
- Nữ giới nên ăn nhiều trứng gà, bơ, chuối, đậu nành để bổ trứng, đảm bảo sức khỏe sinh sản.
- Nam giới nên ăn thêm hàu, thịt bò để tăng chất lượng tinh trùng.
- Kiêng uống rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác trong quá trình thực hiện IVF.
Hạn chế lo âu căng thẳng
Hồi hộp, lo lắng, căng thẳng là những trạng thái cảm xúc thường gặp ở những cặp vợ chồng hiếm muộn đang thực hiện và chờ đợi kết quả IVF. Tuy nhiên, việc căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phụ nữ và kết quả chuyển phôi. [6]
Lời khuyên cho các cặp vợ chồng là nên tìm cách giải tỏa các cảm xúc tiêu cực này. Bạn có thể:
- Tập hít thở chậm, sâu để điều hoà nhịp tim và giảm căng thẳng.
- Thư giãn với những sở thích nhẹ nhàng, lành mạnh như nghe nhạc, xem phim hài, đi dạo…
- Tránh sử dụng điện thoại, máy tính nhiều và giảm tương tác với các nguồn thông tin tiêu cực.
- Tập thiền hoặc luyện tập các môn thể thao thư giãn như yoga, đi bộ…
Kinh nghiệm sau khi chuyển phôi IVF
Sau khi chuyển phôi, tỷ lệ thụ thai thành công phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phôi. Tuy nhiên, các yếu tố về dinh dưỡng và sinh hoạt cũng góp phần quyết định đến kết quả cuối cùng. Do vậy, các cặp vợ chồng nên chú ý một số kinh nghiệm IVF sau:
Cân bằng dinh dưỡng
Để tăng khả năng thụ thai thành công, sau khi chuyển phôi, bác sĩ Tăng Đức Cương khuyên chị em nên chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi như:
- Thực phẩm chống viêm: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, quả hạch… Nên ưu tiên ăn tươi, hạn chế chế biến.
- Thực phẩm giàu protein: Bao gồm các loại thịt đỏ, cá, trứng, sữa, các loại hạt, các loại đậu…
- Thực phẩm giàu carbohydrate: bánh mì nguyên cám, gạo lứt, ngũ cốc….
- Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: cá ngừ, cá thu, cá hồi, rau quả lá xanh, các loại đậu…
- Thực phẩm bổ máu: bông cải xanh, mâm xôi, dâu tằm, nho…
- Uống đủ nước: 2 – 3 lít nước mỗi ngày hoặc uống theo nhu cầu của cơ thể.
Chú ý trong vận động hàng ngày
Sau khi chuyển phôi xong, phụ nữ nên chú ý giữ gìn sức khỏe thật tốt, điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. [7]
- Nên nghỉ ngơi nhiều, vận động nhẹ nhàng, không lao động quá sức, không chơi thể thao cường độ mạnh.
- Kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất 1 tuần sau chuyển phôi.
- Hạn chế nằm một chỗ, nên đi lại bình thường trong nhà hoặc môi trường thiên nhiên trong lành để cơ thể thoải mái.
- Không nên gắng sức làm việc, hãy nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt.
Giữ vệ sinh âm đạo để tránh viêm nhiễm
Vùng âm đạo có thể bị viêm nhiễm nếu không được chăm sóc tốt sau khi chuyển phôi. Do đó, chị em nên:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi đi vệ sinh.
- Luôn giữ vùng kín được khô thoáng.
- Nên sử dụng các loại quần lót có chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi, dịch tiết tốt hơn.
Nhận biết dấu hiệu mang thai
Sau khi thụ thai thành công, cơ thể sẽ có một số thay đổi nhất định do sự thay đổi nội tiết. Một số dấu hiệu cảnh báo mang thai chị em cần ghi nhớ:
- Chậm kinh nguyệt.
- Ra máu báo thai.
- Đau ngực, đầu ngực thâm quầng.
- Buồn nôn, nôn ói.
- Đầy hơi, khó tiêu; đi tiểu nhiều hơn.
- Nhạy cảm với mùi, thèm ăn hoặc khó ăn hơn.
Dấu hiệu mang thai ở mỗi người có thể khác nhau. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, tốt nhất chị em nên thực hiện kiểm tra và xét nghiệm HCG sau 10 -14 ngày chuyển phôi.
Có thể bạn quan tâm: Làm IVF có đẻ thường được không? Bí kíp chào đón em bé khoẻ mạnh
Không phải cặp vợ chồng nào cũng may mắn thành công ngay trong lần đầu chuyển phôi. Có nhiều trường hợp chưa đậu thai do nhiều nguyên nhân khiến chị em rơi vào trạng thái thất vọng và buồn bã. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, vì thế chị em nên cố gắng lạc quan, hãy xác định rằng IVF là một hành trình dài để điều chỉnh tinh thần tốt nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những kinh nghiệm IVF hữu ích giúp các cặp vợ chồng chuẩn bị tinh thần, sức khỏe, tài chính vững vàng, chu đáo để hành trình IVF thuận lợi và có nhiều niềm vui nhất. Liên hệ ngay hotline 1900 1965 để được chuyên gia tư vấn và hỗ trợ ở mọi giai đoạn IVF của bạn.