Bài viết được viết bởi BS.Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô
Thụ tinh ống nghiệm IVF là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có tỉ lệ thành công cao nhất hiện nay, mang đến cơ hội làm cha mẹ cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp từ A – Z thông tin IVF là gì, quy trình thực hiện cùng nhiều lưu ý khác giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.
IVF là gì?
Định nghĩa: IVF là tên viết tắt của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm – In Vitro Fertilization. Đây là kỹ thuật điều trị vô sinh, hiếm muộn phổ biến giúp trứng và tinh trùng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Phôi được tạo thành sau khi trứng thụ tinh thành công với tinh trùng sẽ tiếp tục được nuôi cấy từ 2 – 5 ngày rồi chuyển vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ và phát triển, hình thành thai nhi như các trường hợp mang thai tự nhiên. [1] |
Phân biệt IVF với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như IUI:
Ngoài IVF, thụ tinh nhân tạo IUI cũng là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phổ biến. Đặc điểm chung của cả 2 phương pháp này là đều dựa trên các kỹ thuật kích thích buồng trứng và chọn lọc tinh trùng để tạo điều kiện tốt nhất cho việc tạo phôi. Tuy nhiên, 2 kỹ thuật này hoàn toàn khác biệt về bản chất và quy trình thực hiện. Cụ thể:
- Ở IUI, bác sĩ sẽ tiến hành lọc rửa, lựa chọn tinh trùng tốt nhất để bơm vào tử cung của người phụ nữ. Quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ thể người phụ nữ, giống thụ thai tự nhiên.
- Khi thực hiện IVF, quá trình thụ tinh diễn ra trong phòng lab. Phôi được tạo thành cũng nuôi dưỡng trong phòng lab đến điều kiện nhất định mới chuyển vào cơ thể người phụ nữ. Quy trình thực hiện IVF cũng phức tạp hơn với nhiều bước như kích trứng, chọc hút để thu trứng có chất lượng tốt nhất, tạo phôi trong ống nghiệm…
Do quy trình phức tạp hơn nên thụ tinh ống nghiệm IVF sẽ yêu cầu cao hơn từ bước chuẩn bị như kích trứng, chọc hút, nuôi cấy phôi và chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi. Quá trình này thường kéo dài, đòi hỏi các cặp vợ chồng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thời gian, sức khỏe, tinh thần và tài chính.
Đối tượng áp dụng IVF là ai?
Quá trình IVF cần chọn lọc tinh trùng khỏe mạnh, đồng thời kích thích buồng trứng để lấy được trứng có chất lượng tốt nhất, sau đó tiến hành thụ tinh trong môi trường phòng lab lý tưởng tạo thành phôi. Dựa trên cơ chế này, kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm IVF sẽ phù hợp với các trường hợp sau: [2]
- Phụ nữ lớn tuổi, vô sinh do chức năng buồng trứng suy giảm: Suy buồng trứng, dự trữ buồng trứng thấp… làm giảm số lượng và chất lượng nang trứng đủ điều kiện để thụ thai tự nhiên.
- Phụ nữ vô sinh/ hiếm muộn do có bệnh lý gây rối loạn phóng noãn: Viêm, tắc ống dẫn trứng, tổn thương vòi trứng, cắt bỏ vòi trứng… khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để thụ thai.
- Phụ nữ vô sinh/hiếm muộn do có bệnh lý tại buồng tử cung: Lạc nội mạc tử cung, u cơ tử cung… Các bệnh lý này gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và khả năng thụ thai của người phụ nữ.
- Nam giới vô sinh do yếu tố tinh trùng: Tinh trùng yếu, tinh trùng di động kém, dị dạng tinh trùng, vô tinh hoặc xuất tinh ngược…
- Cặp vợ chồng mang gen bệnh di truyền: Thường gặp các bệnh lý như thiếu máu tán huyết Thalassemia, máu khó đông Hemophilia… (IVF giúp sàng lọc di truyền tiền làm tổ, giảm thiểu nguy cơ con sinh ra bị mắc di truyền.)
- Trường hợp điều trị thất bại nhiều lần với IUI: Người làm IUI thất bại nhiều lần nên cân nhắc phương pháp hỗ trợ sinh sản với tỷ lệ thành công cao hơn như IVF.
Nhìn chung, IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp với nhiều trường hợp vô sinh, hiếm muộn nghiêm trọng. Trước đó, các cặp vợ chồng nên thăm khám, xét nghiệm để bác sĩ đánh giá tình trạng, mức độ vô sinh, tư vấn phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp, hiệu quả nhất.
Tỷ lệ thành công của IVF
IVF là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản có tỉ lệ thành công cao nhất hiện nay. Theo các thống kê khoa học, trên thế giới, tỷ lệ thành công trung bình của IVF ở đối tượng nữ giới dưới 35 tuổi là 60%, ở nhóm nữ giới trên 35 tuổi là 16%[3].
Tỷ lệ thành công của IVF phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng, mức độ vô sinh của cặp vợ chồng.
- Kỹ thuật, công nghệ ứng dụng, cơ sở thực hiện.
- Tay nghề bác sĩ.
- Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng.
- Cơ địa, khả năng đáp ứng của người phụ nữ, tuổi tác…
IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên tới 80%, hiện nay, Đông Đô IVF Center đang là đơn vị uy tín trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Nhờ ứng dụng công nghệ, thiết bị phòng lab hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Đông Đô IVF Center đã giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn trở thành những ông bố bà mẹ sau nhiều năm chờ đợi.
Quy trình làm IVF là gì?
BSCKI Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center cho biết, về cơ bản, quy trình IVF gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thăm khám và Tiêm kích trứng
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cơ bản để đánh giá thể trạng, mức độ, nguyên nhân vô sinh, từ đó tư vấn phương pháp điều trị bằng IVF và hẹn thời gian tiêm kích trứng.
Tiêm kích trứng bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của kỳ kinh người phụ nữ, kéo dài từ 8 – 14 ngày [4]. Trong quá trình kích trứng, chị em sẽ được siêu âm và xét nghiệm nội tiết để dự đoán thời điểm phóng noãn và chỉ định tiêm trưởng thành noãn.
Giai đoạn 2: Chọc hút noãn, lấy tinh trùng và tạo phôi
Sau khi tiêm mũi trưởng thành noãn từ 36 – 40 giờ [5], người phụ nữ sẽ đến bệnh viện để chọc hút noãn. Đồng thời, người chồng cũng được lấy tinh trùng để lọc rửa.
Tinh trùng và trứng được thụ tinh trong phòng lab tạo thành phôi vào nuôi cấy trong môi trường chuẩn từ 3 – 6 ngày. Tùy thuộc vào sự phát triển của phôi và tình trạng sức khoẻ của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn ngày và phương pháp chuyển phôi tươi hoặc trữ đông phôi phù hợp.
Giai đoạn 3: Chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi trữ đông
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi, bác sĩ sẽ chỉ định người phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết để kích thích nội mạc tử cung phát triển, ngăn ngừa chu kỳ rụng trứng tự nhiên. Quá trình này thường kéo dài từ 1 – 2 tuần, đến khi nội mạc tử cung đạt đến độ dày nhất định thì tiến hành chuyển phôi vào buồng tử cung và theo dõi sự làm tổ, phát triển của phôi.
Giai đoạn 4: Chuyển phôi
Có 2 phương pháp chuyển phôi: chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ đông. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tình trạng phôi và mong muốn của gia đình, bác sĩ sẽ tư vấn và thực hiện phương pháp chuyển phôi phù hợp.
Quá trình chuyển phôi diễn ra trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó tiếp tục theo dõi tại bệnh viện 30 – 60 phút và về nhà trong ngày[6].
Giai đoạn 5: Xét nghiệm beta-HCG (thử thai)
Sau 7 – 12 ngày chuyển phôi, người phụ nữ sẽ được xét nghiệm HCG để kiểm tra kết quả thụ thai có thành công không. Nếu nồng độ HCG >5 IU/L là thụ thai thành công [7]. Nếu nồng độ HCG âm tính, bạn cũng không cần quá thất vọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc cơ thể trong thời gian tiếp theo.
Chi phí làm IVF
Thông thường, chi phí làm IVF sẽ bao gồm:
- Chi phí thực hiện các thủ thuật (chọc hút trứng, lọc rửa tinh trùng, tạo phôi, nuôi phôi, chuyển phôi…).
- Chi phí thuốc (thuốc kích trứng, thuốc nội tiết…).
- Chi phí xét nghiệm và điều trị (nếu có).
Mức chi phí làm IVF trung bình dao động từ 80 – 100 triệu đồng, có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng và mong muốn của mỗi gia đình. Nếu bạn đang cân nhắc, có thể tham khảo chi tiết chi phí thụ tinh ống nghiệm IVF.
Một số rủi ro khi làm IVF là gì?
IVF là một phương pháp hỗ trợ sinh sản khá an toàn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện có sử dụng một số thủ thuật, do đó, một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ như [5]:
- Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS): Tình trạng này có thể gặp phải ở những người có cơ địa nhạy cảm với thuốc nội tiết gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy…Tình trạng này có thể kéo dài đến 1 tuần. Hiếm khi có trường hợp người mắc hội chứng quá kích buồng trứng tiến triển nặng hơn, dẫn tới khó thở và tăng cân kéo dài.
- Biến chứng khác sau quá trình chọc hút trứng: Quá trình làm thủ thuật có thể gây chảy máu và, nguy cơ viêm,… Tỷ lệ xảy ra biến chứng này không cao và các bác sĩ sẽ xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em phụ nữ.
- Đa thai: Gặp ở những trường hợp chuyển nhiều phôi vào tử cung để tăng tỷ lệ đậu thai. Có khoảng 20% trường hợp làm IVF mang đa thai. Phụ nữ mang đa thai có nguy cơ sinh non hoặc thai nhẹ cân cao hơn bình thường.
Địa chỉ làm IVF
Để lựa chọn một địa chỉ làm IVF tin cậy, cặp vợ chồng nên dựa vào 3 tiêu chí sau:
- Uy tín, đúng quy định của Bộ Y tế: Cơ sở thực hiện IVF cần có đủ các giấy tờ cần thiết để chứng minh hoạt động hợp pháp, đã được cấp giấy phép hành nghề đúng quy định…
- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại: Bạn nên lựa chọn các cơ sở, bệnh viện có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị, phòng lab tiên tiến nhất để đảm bảo các quá trình nuôi cấy, theo dõi phôi đạt chuẩn.
- Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao: Cơ sở có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao không chỉ giúp quá trình làm IVF thuận lợi mà còn tăng độ tin cậy, giúp bạn vững tin hơn trong quá trình thực hiện.
Là một trong những đơn vị y tế tư nhân uy tín hàng đầu làm IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên tới 80%, Đông Đô IVF Center là lựa chọn đáng để lưu tâm nếu bạn đang trong hành trình tìm con. Đông Đô IVF Center không chỉ được trang bị hệ thống phòng lab hiện đại cùng công nghệ Times lape tiên tiến nhất, nơi đây còn quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi với sự dẫn dắt của chuyên gia IVF Tăng Đức Cương.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ IVF tin cậy, hãy liên hệ ngay Đông Đô IVF Center theo hotline 1900 1965.
Lưu ý quan trọng trước khi làm IVF
Để quá trình IVF được thuận lợi, mang đến kết quả như mong đợi, các cặp vợ chồng nên chú ý:
- Chủ động thăm khám từ sớm để phát hiện nguyên nhân vô sinh, đánh giá mức độ nghiệm trọng và có phương pháp điều trị phù hợp.
- Chăm sóc sức khỏe bằng các ăn uống đủ chất, tập luyện thể thao đều đặn, cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi, giải tỏa stress…
- Chuẩn bị tài chính vững chắc.
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bởi IVF là một quá trình dài cần sự kiên trì từ cả gia đình. Sự quá nóng vội, căng thẳng hay chán nản có thể là rào cản cho các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con. Do đó, bạn nên giữ vững tâm lý, duy trì tinh thần lạc quan và kiên trì trong quá trình làm IVF.
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục làm IVF.
Giải đáp các câu hỏi thường gặp khi làm IVF
IVF là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hàng đầu hiện nay. Vậy nên bên cạnh các vấn đề quy trình, chi phí, hiệu quả, những câu hỏi khác liên quan đến IVF cũng được các cặp vợ chồng quan tâm. Cụ thể:
- Thai kỳ của phương pháp sinh sản IVF khác gì so với thai tự nhiên hay không?
Bác sĩ Tăng Đức Cương cho biết, nhìn chung, thai kỳ của người mẹ mang thai bằng IVF không có sự khác biệt so với thai kỳ tự nhiên. Những rủi ro trong thai kỳ IVF chủ yếu liên quan đến tuổi tác của người mẹ và đa thai. Ở những người phụ nữ lớn tuổi, dù mang thai IVF hay mang thai tự nhiên đều có nguy cơ cao mắc các rủi ro thai kỳ cao hơn so với người mẹ trẻ tuổi, bao gồm các vấn đề tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, sinh non, nhẹ cân… Những người mẹ đa thai, rủi ro sinh non thường cao hơn so với mang thai đơn.
- Em bé sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm có bình thường không?
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định, IVF có khả năng gây bất thường hoặc dị tật thai nhi. Bên cạnh đó, phương pháp thụ tinh ống nghiệm còn giúp lựa chọn phôi, loại bỏ những phôi mang gen bất thường giúp tăng tỷ lệ sinh ra những em bé khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Thụ tinh trong ống nghiệm có phải con mình không?
- Đa thai trong IVF có dễ xảy ra không?
Đa thai trong thụ tinh ống nghiệm hoàn toàn có thể xảy ra nhiều nếu trong quá trình chuyển phôi, người phụ nữ được chuyển nhiều hơn 1 phôi vào tử cung để tăng tỉ lệ thành công của IVF. Tuy nhiên, đa thai tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe cho cả người mẹ và thai nhi. Do vậy, các cặp vợ chồng nên tham khảo kỹ hướng dẫn của bác sĩ về trường hợp này.
Hi vọng thông qua bài viết trên đây bạn đọc đã hiểu cơ bản IVF là gì, cần lưu ý gì trước khi lựa chọn phương pháp này. Nếu còn thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay hotline 1900 1965 để được chuyên gia IVF hỗ trợ trực tiếp.