Ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm giúp tăng tỷ lệ thành công?

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh là một phần quan trọng giúp quy trình thụ tinh ống nghiệm đạt hiệu quả tốt nhất. Các cặp đôi đang mong con sẽ có nhiều thắc mắc về chủ đề ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm? Cùng Đông Đô IVF Center tìm hiểu về các loại thực phẩm tốt cho cả vợ và chồng trong quá trình làm IVF trong bài viết dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng cho nữ giới khi làm IVF

Thụ tinh ống nghiệm nên ăn gì với nữ giới? Với chị em, chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến hai giai đoạn kích trứng và chuyển phôi, vì thế bổ sung dinh dưỡng trong các giai đoạn trên là điều rất quan trọng.

Ăn gì tốt cho quá trình kích trứng?

Các loại thực phẩm dưới đây có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng trứng.

Hải sản 

Hải sản là một trong những đáp án cho câu hỏi ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm. Hải sản là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào. Thường xuyên bổ sung các loại hải sản giàu omega-3 sẽ giúp bảo vệ buồng trứng, cải thiện chất lượng trứng, làm tăng khả năng thu được phôi có chất lượng cao.

Theo Viện Y học, Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ, phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai cần hấp thụ 1,1 – 1,4g omega mỗi ngày [1]. Omega có thể được hấp thụ từ các loại hải sản, tốt cho phụ nữ chuẩn bị làm IVF như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá rô phi và cá da trơn. [2]

Hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào
Tên thực phẩmHàm lượng omega 3 [3]Lượng ăn/tuần [4]
Cá hồi2260 mg/100g280gr/tuần
Cá ngừ5134 mg/100g280gr/tuần
Cá thu4417 mg/100g280gr/tuần
Cá mòi1480 mg/100g280gr/tuần

Rau xanh 

Các loại rau có màu xanh đậm rất giàu vitamin C, A, B, E, khoáng chất như sắt, mangan, đồng và chất xơ giúp thúc đẩy nội tiết bên trong cơ thể, bảo vệ buồng trứng và cơ quan sinh sản nữ khỏe mạnh [5]. Một số loại rau có màu xanh đậm như cải xanh, súp lơ, rau chân vịt… còn giúp điều hòa nội tiết, tự động đào thải estrogen thừa ra khỏi cơ thể, đưa hormon nữ đến buồng trứng và tử cung.

Tên thực phẩmHàm lượng dinh dưỡng/100grLiều lượng/ngày
Rau bina [6]Chất xơ: 2,2g

Natri: 500mg

Kali: 375mg

Canxi: 49mg

Phốt pho: 37mg

Magie: 37mg

Vitamin A: 9.377 IU

Vitamin C: 21,8mg

Vitamin E: 2,03mg

Vitamin K: 482,9 mg

<100gr
Bông cải xanh [7]Calo: 34 Kcal

Chất đạm: 4,3g

Carbohydrate: 3,2g

Chất béo: 0,6g

Chất xơ: 2,5g (NSP) 4g (AOAC)

<100gr
Rau cải xoăn [8]Calo: 28

Tổng chất béo: 0,4g

Natri: 23mg

Carbohydrate: 5.6g

Canxi: 72mg

Sắt: 0.9mg

Kali: 228mg

<100gr
Rau cải thìa [9]Lượng calo :13 kcal

Chất béo : 0,2 g

Natri : 45,5mg

Carbohydrate : 2,2 g

Chất xơ :1,0 g

Đường : 1,2 g

Chất đạm : 1,5 g

Vitamin K : 360mg

Vitamin A : 318µg

Caroten : 3,828µg

<100gr

Trái mọng 

Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất… mang lại rất nhiều lợi ích cho giai đoạn chuẩn bị làm IVF. Những loại quả này chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, folate các chất chống oxy hóa mạnh giúp nuôi dưỡng buồng trứng, bảo vệ trứng khỏi các gốc tự do, giữ cho trứng khỏe mạnh, chất lượng tốt.

Ngoài ra, không ít các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ có khẩu phần ăn bổ sung các loại trái cây họ cam chanh mỗi ngày có nguy cơ lạc nội mạc tử cung thấp hơn 22% so với những người không có khẩu phần ăn tương ứng [10]. Với trái cây, chị em có thể ăn trực tiếp, chế biến thành salad, sinh tốt hoặc ăn kèm bột yến mạch.

Các loại quả mọng
Các loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa
Tên thực phẩmHàm lượng Vitamin C/100grLiều lượng/ngày
Dâu tây [11]97,60 mg<100gr
Việt quất [12]9,7 mg<100gr
Mâm xôi [13]26.2mg75-90 g

Sản phẩm từ sữa nguyên kem 

Sữa là nguồn cung cấp chất béo bão hòa an toàn, lành mạnh mà chị em đang trong giai đoạn kích trứng làm IVF cần bổ sung [14]. Ngoài ra, các sản phẩm này còn cung cấp cho cơ thể các loại vitamin A, D, K, E giúp kích thích việc rụng trứng theo chu kỳ, đảm bảo trứng có chất lượng tốt cho giai đoạn chuyển phôi.

Để giúp quá trình kích trứng có kết quả tốt, chị em có thể sử dụng sữa nguyên kem hoặc các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên kem như phô mai, sữa chua, váng sữa và uống sữa nguyên kem mỗi ngày.

Tên thực phẩmHàm lượng canxi/100gLiều lượng/ngày
Sữa chua [15]110 mg200g-400g
Phô mai [16]721 mg30g

Các loại đậu 

Các thực phẩm thuộc họ đậu như đậu nành, đậu lăng, đậu rồng, đậu đen… là nguồn cung cấp chất xơ, folate và  polyamine essence idine dồi dào. Đây là những dưỡng chất quan trọng để duy trì sức khỏe, cân bằng nội tiết, hỗ trợ trứng khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình phát triển, giúp tăng chất lượng trứng.

Tên thực phẩmHàm lượng dinh dưỡng/100grLiều lượng/ngày
Đậu nành [17]Carbohydrate: 8,4 g

Chất xơ: 6 g

Đường: 3 g

Chất béo: 7,3 g

Chất đạm: 18,2 g

25gr
Đậu rồng [18]Calo (kcal): 408

Natri: 38 mg

Kali: 977 mg

Carbohydrate: 42 g

Chất xơ: 26 g

Protein: 30 g

Calci: 440 mg

Sắt: 13,4 mg

Vitamin B6: 0,2 mg

Magnesi: 179 mg

25gr
Đậu đen [19]Chất béo: 1,45 g

Chất xơ: 4.2 g

Tinh bột 35,6 g

Đường: 0.3 g

Protein: 8.9 g

Canxi: 191 mg

Sắt: 5,34 mg

Kali: 1540 mg

25gr

Thực phẩm nhiều kẽm 

Những thực phẩm chứa nhiều kẽm có lợi cho sức khỏe của phụ nữ có thể kể đến như hàu, hạt mè, ngũ cốc nguyên hạt. Đây là nguồn cung cấp kẽm – một vi chất hoạt động như chất chống viêm, chống oxy hóa giúp bảo vệ buồng trứng, ngăn chặn tác động của gốc tự do ảnh hưởng đến trứng, nâng cao chất lượng trứng khỏe mạnh. [20]

Thực phẩm nhiều kẽm
Thực phẩm có nhiều kẽm tốt cho cơ thể

Phụ nữ đang chuẩn bị cho quá trình kích trứng và mang thai nên bổ sung từ 8 – 12 mg kẽm mỗi ngày.

Tên thực phẩmHàm lượng kẽm/100gr [20]Liều lượng/tuần
Thịt bò4 mg<300gr
Lòng đỏ trứng4 mg2 – 3 lòng đỏ trứng
Gan bê9 mg<210gr

Ăn gì sau khi chuyển phôi?

Ở giai đoạn chuyển phôi, chế độ dinh dưỡng có thể tác động đến tỷ lệ đậu thai và khả năng thai nhi phát triển khỏe mạnh. Lúc này, chị em cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu protein

Protein là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Ở giai đoạn chuyển phôi, protein có vai trò kiểm soát sản xuất và duy cần cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Chị em nên bổ sung khoảng 71g protein mỗi ngày để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể và phôi phát triển.

Các loại thực phẩm giàu protein như:

  • Các loại thịt đỏ: thịt heo, thịt bò, thịt trâu, thịt dê…
  • Các loại thịt trắng: thịt gia cầm (gà, ngan, vịt….)
  • Các loại cá, trứng, sữa, các loại đậu, hạt….
Tên thực phẩmHàm lượng protein/100gr [21]Liều lượng/ngày
Ức gà31 mg<200gr
Trứng gà12,6 mg1 quả hoặc 3-4 quả/tuần
Đậu lăng9.02 mg<100gr

Thực phẩm giàu carbohydrate tốt

Carbohydrate hay chất bột đường, tinh bột là chất không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa, tạo năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Trong giai đoạn sau khi chuyển phôi, nếu thiếu carbohydrate, cơ thể người phụ nữ sẽ dễ bị mệt mỏi, thèm ăn, táo bón, làm giảm sức khỏe ảnh hưởng hiệu quả thụ thai. Những thực phẩm giàu carbohydrate tốt như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, rau, trái cây, chế phẩm từ sữa, các loại đậu…

Tên thực phẩmHàm lượng carbohydrate/100gr [22]Liều lượng/ngày
Việt quất14,5 mg< 100gr
Khoai tây20,7 mg< 100gr
Cam15.5 mg< 100gr

Chất béo lành mạnh

Chất béo có 2 dạng: chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ đang điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nếu thường xuyên ăn thức ăn chứa chất béo không bão hòa có thể giúp tăng cơ hội có con khỏe mạnh gấp 3 – 4 lần.[23]

Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa tốt cho sự phát triển của phôi

Nguồn chất béo không bão hòa có nhiều trong các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, bơ, dầu oliu, hạt óc chó, hạt điều… Bên cạnh đó, bạn cần tránh ăn thường xuyên các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt mỡ, khoai tây chiên, gà rán, bánh quy, thức ăn nhanh… vì chúng có thể làm gia tăng gốc tự do, ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi trong cơ thể.

Tên thực phẩmHàm lượng chất béo/100gr [24]Liều lượng/ngày
Trứng gà11g1 quả
Hạt chia39.3mg10 – 15g
Cá hồi13g40g

Thực phẩm chống viêm

Các thực phẩm chống viêm sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm, từ đó cải thiện sự mất cân bằng nội tiết và biến đổi môi trường tử cung do viêm. Nhờ vậy, phôi thai có môi trường thuận lợi để làm tổ và phát triển.

Để phòng ngừa tình trạng viêm, bạn nên ăn nhiều các loại rau xanh, tránh cây, quả hạch chứa đa dạng các loại vitamin, chất chống oxy hóa. Tốt nhất nên ăn tươi, sơ chế đơn giản, tránh tối đa việc chế biến qua nhiệt hay sử dụng hóa chất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp chứa chất bảo quản, dầu tinh luyện… vì chúng có thể làm nặng hơn tình trạng viêm.

Tên thực phẩmHàm lượng dinh dưỡng/100gr Liều lượng/ngày
Cà chua [25]Lượng calo: 23 kcal

Nước: 93,6g

Protein: 0,86g

Carb: 4,32 g

Đường: 2,57 g

Chất béo: 0,29 g

Canxi: 10mg

Sắt: 0,3 mg

Kali: 198 mg

Kẽm 0,1mg

Vitamin C: 49,8mg

100g
Dầu oliu [26]Vitamin E: 10,9g

Canxi: 1mg

Sắt: 0.6mg

Kali: 1mg

18g
Quả óc chó [27]Lượng calo:  183

Chất béo:  18g

Natri:  0,6mg

Carbohydrate:  3,8g

Chất xơ:  1,9g

Đường:  0,7g

Chất đạm:  4,3g

30g

Thực phẩm bổ máu

Các thực phẩm chứa nhiều sắt, vitamin B12, B9 rất tốt cho việc thúc đẩy tạo máu, tăng cường nuôi dưỡng phôi thai và nội mạc tử cung, phòng tránh tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng dẫn tới nguy cơ sảy thai. Do đó, trong giai đoạn sau chuyển phôi, bạn có thể ưu tiên ăn nhiều thịt bò, thịt gà, rau có màu xanh đậm như cải thìa, cải xoăn, bông cải xanh….

Tên thực phẩmHàm lượng dinh dưỡng/100gLiều lượng/ngày
Chuối [28]Vitamin B6: 0,234 mg

Vitamin C: 9,7 mg

Vitamin A: 1 µg

Vitamin K: 0,2µg

1 – 2 quả
Thịt gà (ức gà) [29]Canxi: 4mg

Sắt: 0,35 mg

Chất đạm : 22,5 g

Kẽm: 0,65mg

Kali : 330mg

150 – 200g
Ngao [30]Natri: 510,9mg

Carbohydrate: 3g

Chất đạm: 12,5g

Sắt: 1,4mg

Canxi: 33,2mg

<100g, 2 lần/tuần

Uống đủ nước

Nước cũng là một gợi ý mà các bác sĩ đưa ra cho quan tâm ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm? Hơn 70% cơ thể là nước, không chỉ đóng vai trò trong hoạt động chuyển hóa và bài tiết, bổ sung đủ nước còn giúp các bà mẹ giảm nguy cơ sảy thai và sinh non. Do đó, dù ở giai đoạn nào của chu trình IVF thì bạn cũng cần bổ sung đủ nước cho cơ thể (khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày). Tổng lượng nước này có thể đến từ nước uống tinh khiết, nước ép trái cây, rau củ, sữa, súp, canh…

Uống nước đủ
Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh

Có thể bạn quan tâm: Làm IVF có phải kiêng quan hệ không? Bác sĩ đưa lời khuyên

Chế độ dinh dưỡng cho nam giới 

Nam giới cần ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm? Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn chuẩn bị lấy tinh trùng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tinh trùng và chất lượng phôi tạo được. Do đó ở giai đoạn này, nam giới cần lưu ý bổ sung các nhóm thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, kẽm, omega3…

Chất chống oxy hóa

Các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, gây suy giảm số lượng và mật độ tinh trùng, ảnh hưởng tới chất lượng phôi. Các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy có thể ngăn cản sự hình thành gốc tự do, cải thiện chất lượng, mật độ, độ di động của tinh trùng, từ đó làm tăng tỉ lệ thụ thai thành công, khỏe mạnh. [31]

Các chất chống oxy hóa phổ biến trong thực phẩm hằng ngày như vitamin C, vitamin E, beta caroten. Nam giới có thể bổ sung thông qua các thực phẩm như trái cây họ cam, cà chua, gấc, việt quất, sản phẩm từ sữa, trứng, gan….

Tên thực phẩmHàm lượng dinh dưỡng/100gLiều lượng/tuần
Cà tím [32]Vitamin A : 1µg

Vitamin C : 2,2 mg

Vitamin K : 3,5 mcg

Vitamin E: 0,3mg

Canxi : 9 mg

Sắt: 0,23 mg

Magiê : 14 mg

Phốt pho: 24 mg

Kali : 229 mg

Beta caroten: 14µg

< 200g
Đu đủ [33]Chất xơ : 2,5g

Vitamin A : 68,2mcg

Vitamin C : 88,3mg

Kali : 263,9mg

Folate : 53,7mcg

Beta caroten : 397,3mcg

Lycopen : 2650,6mcg

< 200g

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm được coi là khoáng chất vàng cho sức khỏe sinh sản và tình dục ở nam giới. Các thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp tăng sức mạnh sinh lý, duy trì sức khỏe sinh sản lâu dài, kích thích sản xuất, tăng số lượng, chất lượng tinh trùng… Thiếu kẽm là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nam giới. Ở nam giới trưởng thành, mỗi ngày cơ thể cần 10mg kẽm vì vậy thực phẩm chứa kẽm là một trong các câu trả lời cho câu hỏi ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm.[34]

Những thực phẩm cung cấp hàm lượng kẽm dồi dài như thịt nạc bò, gan, thịt gà, sữa, lòng trắng trứng, các loại hải sản như cá thu, mực, tôm, sò, hàu…. Một số loại trái cây như cà rốt, khoai lang tím, ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn bổ sung kẽm an toàn.

Tên thực phẩmHàm lượng kẽm/100g [35]Liều lượng/tuần
Hàu33,2 mg<100g
Cá thu1,10mg<300g
Đậu lăng4,78mg<100g
Thịt bò4,8 mg< 300g
Socola đen3,3 mg<100g

Thực phẩm giàu axit Folic

Axit folic hay vitamin B9 là thành phần quan trọng cấu tạo nên DNA  của tinh trùng. Thiết hụt chất này sẽ dẫn tới tình trạng tinh trùng bị hư họng, giảm mật độ và số lượng tinh trùng, là nguyên nhân dẫn tới vô sinh ở nam giới.[36]

Thực phẩm giàu B9
Các loại thực phẩm giàu B9 tốt cho sự trưởng thành của tinh trùng

Để cải thiện chất lượng tinh trùng, nâng cao tỷ lệ thành công của IVF, nam giới có thể tăng cường hàm lượng axit folic trong khẩu phần ăn thông qua các thực phẩm như rau họ cải, chuối, bơ, cam, bánh mì, bánh quy, gan bò, tim bò…

Tên thực phẩmHàm lượng axit folic/100g [37Liều lượng/ngày
Rau xà lách136mcg<100g
Rau chân vịt146mcg<100g
Măng tây149mcg<100g
Đậu nành xanh311mcg<100g

Thực phẩm chứa L-Arginine

Với thắc mắc nam giới nên ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm, câu trả lời không thể thiếu nhóm các thực phẩm bổ sung L-Arginine. Đây là một axit amin có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng sinh sản và sản xuất tinh trùng ở nam giới. L-arginine có chức năng kích thích vỏ não tăng sản xuất oxit nitric giúp tăng số lượng tinh trùng khỏe mạnh.

Các loại thực phẩm dồi dào L-arginine có thể bổ sung hằng ngày gồm thịt gà tây, thịt thăn lợn, đậu gà, đậu lăng, lạc, hạt bí, sữa…

Tên thực phẩmHàm lượng  L-arginine/100g [38]Liều lượng/ngày
Hạt mè7,44g15 – 20g
Hạt bí ngô5,4 g< 30g
Lòng trắng trứng4,9 g1 – 3 phần

Thực phẩm nhiều Omega-3 

Omega-3 là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản ở nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy DHA có nhiều trong Omega 3 giúp tăng mật độ tinh trùng, cải thiện khả năng tồn tại, trưởng thành và đặc điểm di động của tinh trùng vì thế nó rất quan trọng trong chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm.

Nam giới trước khi làm thụ tinh trong ống nghiệm nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá thu, hạt lanh, hạt óc chó, hạt chia….

Tên thực phẩmHàm lượng omega-3/100g [3]Liều lượng/tuần
Cá vược1,7g< 280g
Hạt lanh25g< 280g
Hạt chia17,5g< 280g
Quả óc chó7,5g< 280g
Thực phẩm giàu Omega 3
Nam giới nên bổ sung thực phẩm giàu omega-3 trước khi lấy tinh trùng

Thực phẩm nhiều Vitamin B12 

Với nam giới tinh trùng yếu khi điều trị vô sinh IVF ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm? Các bác sĩ thường khuyên bổ sung Vitamin B12. Đây là chất quan trọng đối với chất lượng tinh trùng. Giúp cải thiện đáng kể số lượng, khả năng di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra, giảm tổn thương DNA của tinh trùng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vitamin B12 có khả năng cải thiện mật độ và tốc độ di chuyển của tinh trùng, tăng số lượng và giảm tỷ lệ tổn thương ADN của tinh trùng. Do đó, các chuyên gia thường khuyến khích nam giới tăng cường bổ sung vitamin B12 trước khi lấy tinh trùng làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Các thực phẩm giàu vitamin B12 có thể kể đến như cá, thịt, trứng, sữa, gan, động vật có vỏ…

Tên thực phẩmHàm lượng vitamin B12/100gLiều lượng/ngày
Gan lợn [39]18,7µg50-70g
Phomat [16]0,8 µg30g

Các thực phẩm nên tránh khi làm thụ tinh ống nghiệm

Đối với các cặp đôi chuẩn bị làm IVF, bên cạnh vấn đề ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm thì vấn đề kiêng khem hay thụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì cũng nên được quan tâm. Bác sĩ Tăng Đức Cương, Giám đốc Đông Đô IVF Center cho biết, một số loại thực phẩm dưới đây có thể làm suy giảm chất lượng trứng và tinh trùng, ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy phôi khỏe mạnh vì vậy không nên có trong chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm.

  • Đồ ngọt và đường tinh luyện

Các thực phẩm chứa nhiều đường không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ thành công của quá trình thụ thai trong ống nghiệm. Các cặp đôi nên theo dõi hàm lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày, hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn chứa chất tạo ngọt nhân tạo.

  • Cà phê, rượu bia, thuốc lá 

Những thực phẩm này có thể kích thích sản xuất gốc tự do, tăng các phản ứng viêm trong cơ thể, làm suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, gây tổn thương các cơ quan sinh sản ở nữ giới. Do vậy, trong giai đoạn chuẩn bị cho IVF, các cặp đôi nên tránh xa nhóm thực phẩm này.

  • Nước uống có gas, cồn

Cả nam và nữ giới sử dụng thường xuyên rượu bia và các đồ uống có gas, có cồn sẽ có khả năng thất bại IVF cao hơn. Nguyên nhân bởi những thực phẩm này làm mất cân bằng nội tiết, tăng nồng độ estrogen của nữ, giảm sản xuất tinh trùng ở nam.

  • Món ăn có chứa chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa không chỉ làm tăng cholesterol xấu dẫn tới các vấn đề tim mạch, huyết áp mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và nuôi dưỡng thai kỳ khỏe mạnh. Nếu tiêu thụ quá nhiều loại chất béo này có thể làm suy giảm chất lượng phôi, giảm tỉ lệ thành công của IVF.

Cà phê
Cần tránh uống cà phê, chất kích thích trong chu trình IVF

Một số lưu ý trong chế độ ăn uống để làm thụ tinh ống nghiệm 

Để thuận lợi cho quá trình lấy trứng, tinh trùng và chuyển phôi, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, các cặp đôi cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi tối đa, dành nhiều thời gian cho việc thư giãn, cân bằng cuộc sống, công việc, hạn chế stress, áp lực;
  • Hạn chế tối đa việc vận động quá sức, làm việc nặng;
  • Không kiêng khem quá mức, không bổ sung dinh dưỡng quá nhiều, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, cân bằng chế độ dinh dưỡng;
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, không chứa hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệm. Hotline 1900 1965 của Đông Đô IVF Center – Địa chỉ làm IVF với tỷ lệ thành công cao vượt trội lên tới 80% luôn hỗ trợ bạn 24/7 các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện và chế độ chăm sóc khi làm IVF.

5/5 - (1 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Omega-3 Fatty Acids – National Institutes of Health.
  2. Advice about Eating Fish – For Those Who Might Become or Are Pregnant or Breastfeeding and Children Ages 1 – 11 Years – FDA. 
  3. 12 Foods That Are Very High in Omega-3 – Healthline.
  4. Ăn cá đều đặn mỗi tuần giúp tăng cường sức khỏe lâu dài – Sức khoẻ đời sống. 
  5. Female Fertility and the Nutritional Approach: The Most Essential Aspects – Kinga Skoracka, Alicja Ewa Ratajczak, Anna Maria Rychter, Agnieszka Dobrowolska, and Iwona Krela-Kaźmierczak.
  6. Nhiều người ăn cải bó xôi nhưng không biết rõ những tác dụng của rau này đối với sức khỏe – Sức khỏe đời sống. 
  7. Broccoli – Bord Bia Irish Food Board. 
  8. Kale – Nutritionix.
  9. Bok Choy Nutrition Facts and Health Benefits – Very Well Fit. 
  10. Chăm sóc và cải thiện sức khỏe sinh – Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM.
  11. Strawberries – USDA.
  12. Blueberries – USDA.
  13. Raspberries – USDA. 
  14. Sữa giúp cải thiện khả năng sinh sản – Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM.
  15.  Yogurt, Greek, plain, nonfat (Includes foods for USDA’s Food Distribution Program) – USDA.
  16. Cheese, cheddar (Includes foods for USDA’s Food Distribution Program) – USDA. 
  17. Soybeans 101: Nutrition Facts and Health Effects – Healthline. 
  18. Winged beans, mature seeds, raw – USDA. 
  19. Beans, Dry, Black (0% moisture) – USDA. 
  20. THIẾU KẼM Ở TRẺ EM, PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ : MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM – Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM.
  21. 16 Delicious High Protein Foods – Healthline.
  22. 12 High Carb Foods That Are Incredibly Healthy – Healthline. 
  23. The effect of dietary habits on oocyte/sperm quality – Nilüfer Akgün,corresponding author, Miray Nilüfer Cimşit Kemahlı, and José Bellver Pradas. 
  24. 9 High-Fat Foods That Offer Great Health Benefits – Healthline. 
  25. Tomato juice, with added ingredients, from concentrate, shelf stable – USDA. 
  26. Oil, olive, extra light – USDA. 
  27. Nuts, walnuts, english – USDA. 
  28. Banana, overripe, raw – USDA. 
  29. Chicken, breast, boneless, skinless, raw – USDA. 
  30. Mollusks, clam, mixed species, raw – USDA. 
  31. Vai trò của chất chống oxy hóa trong điều trị vô sinh nam – Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM.
  32. Eggplant, raw – USDA. 
  33. Papayas, raw – USDA.
  34. Kẽm và những tác động quan trọng đến sức khỏe tình dục của nam giới – Sức khoẻ đời sống. 
  35. Top 10 thực phẩm giàu kẽm bạn nên ăn để tăng cường miễn dịch – Sức khoẻ đời sống. 
  36. NAM GIỚI ĂN GÌ ĐỂ TỐT CHO TINH TRÙNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ IVF – IVFMD.
  37. Top 10 Foods Highest in Vitamin B9 (Folate)- My Food Data. 
  38. Top 100 Foods With Arginine – Care Omnia Nutrition
  39. Pork, fresh, variety meats and by-products, liver, cooked, braised – USDA. 
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận