Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là quá trình thăm khám, kiểm tra bộ phận cơ quan sinh dục và đánh giá tổng quan sức khoẻ sinh sản nữ giới, bao gồm âm hộ, âm đạo, buồng trứng, cổ tử cung…
Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá và chẩn đoán tình trạng và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 90% phụ nữ đã từng mắc các bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, nhiều chị em có tâm lý chủ quan và ngại ngần không xem trọng vấn đề đi khám phụ khoa định kỳ.
Khi nào cần đi khám phụ khoa?
Trên thực tế, chị em được khuyến cáo nên đi khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khỏe sinh sản của bản thân. Hoặc các mốc quan trọng như trước khi kết hôn và khi mang thai.
Khi gặp phải một số triệu chứng bất thường sau, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám phụ khoa:
- Đau vùng chậu và cảm thấy khó chịu ở vùng bụng
- Âm đạo chảy máu một cách bất thường
- Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn
- Dịch tiết âm đạo trở nên bất thường, bị chuyển màu hoặc có mùi hôi
- Cảm thấy đau rát hoặc ngứa ngáy ở vùng kín
- Gặp những biểu hiện bất thường liên quan đến tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt
Quy trình thăm khám phụ khoa:
Bước 1: Khai thác thông tin
Khi đến khám ban đầu, bác sĩ sẽ thăm hỏi một số thông tin bệnh lý, tiền sử bệnh… thông qua đó sẽ đưa ra chỉ định cho các bước khám tiếp theo.
Bước 2: Thăm khám bên ngoài
Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám lâm sàng để kiểm tra bộ phận sinh dục nữ, phát hiện bất thường (nếu có), từ đó đưa ra chỉ định cho những xét nghiệm cần thiết.
Bước 3: Thăm khám bên trong
– Siêu âm: Để chẩn đoán chính xác bên trong, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm (siêu âm đầu dò hoặc siêu âm vùng bụng) để kiểm tra tử cung và hai phần phụ.
Tùy vào từng đối tượng, bác sĩ sẽ có các phương pháp khám kiểm tra khác nhau.
– Xét nghiệm: Để có được kết quả chẩn đoán chính xác bạn có đang mắc các bệnh lý phụ khoa hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm phụ khoa, soi nấm âm đạo, xét nghiệm chlamydia…
Bước 4: Tư vấn điều trị
Sau quá trình thăm khám, siêu âm và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, dựa vào kết quả bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn, chỉ định đơn thuốc và tư vấn hướng điều trị nếu bạn gặp phải bệnh lý về phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến…
Những lưu ý khi đi khám phụ khoa
Để quá trình thăm khám của bạn thuận lợi và có kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý:
– Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng
– Không đi khám trong kỳ kinh nguyệt, chỉ khám sau khi sạch kinh 3 – 5 ngày
– Không quan hệ tình dục trong 48 tiếng trước khi thăm khám
– Tạm dừng sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ trước khi đến khám
– Ngưng sử dụng thuốc đặt âm đạo trong 72 giờ trước khi thăm khám
– Không sử dụng rượu, bia hoặc thức ăn ngọt
– Mặc trang phục thoải mái, thuận tiện cho việc thăm khám
Chúc các chị em luôn rạng ngời tự tin và nói không với bệnh phụ khoa nhé!
Để trở thành khách hàng tiếp theo của Đông Đô IVF Center, hãy liên hệ qua thông tin bên dưới và đặt lịch hẹn sớm nhất.
—
Đông Đô IVF Center – Tận tâm tạo sinh lành
Địa chỉ: Số 05 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 1900 1965
Website: ivfdongdo.com
IG: dongdoivfcenter