Làm IVF có đẻ thường được không? Bí kíp chào đón em bé khoẻ mạnh

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Sau khi thực hiện IVF thành công, người mẹ sẽ chính thức bước vào thai kỳ và chờ đến ngày chào đón bé yêu. Khi này, có không ít các ba mẹ lo lắng rằng liệu làm IVF có đẻ thường được không, có bắt buộc sinh mổ không? Cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Giải đáp: Làm IVF có đẻ thường được không?

Làm IVF có sinh thường được không? Sau khi làm IVF thành công, mẹ bầu sẽ bước vào thai kỳ như bình thường. Mẹ bầu mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vẫn hoàn toàn có thể sinh thường nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi đảm bảo. [1]

Để cân nhắc phương pháp sinh, bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra sức khỏe sản phụ, cân nặng và ngôi thế của thai, lượng nước ối và xem xét quá trình chuyển dạ. Nếu các chỉ số ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi và sinh thường. Trong trường hợp mẹ bầu IVF có dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai hoặc thời gian chuyển dạ kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai.

Làm IVF sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc vào sức khỏe người mẹ và tình trạng thai nhi 
Làm IVF sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc vào sức khỏe người mẹ và tình trạng thai nhi

Các trường hợp thai IVF phải sinh mổ

Để làm rõ về vấn đề thai thụ tinh ống nghiệm có sinh thường được không cũng như thụ tinh nhân tạo có đẻ thường được không, Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center cho biết, việc quyết định sinh mổ phụ thuộc vào tình trạng của thai phụ và thai nhi. Cụ thể:

Tình trạng sức khoẻ của thai phụ: 

  • Người mẹ có kích thước xương chậu không cân đối, cấu trúc xương chậu hẹp hoặc nhỏ, người có tiền sử vỡ, nứt xương chậu;
  • Trường hợp mắc viêm vùng chậu;
  • Các mẹ có tiền sử tiểu đường thai kỳ, nguy cơ tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén đa phần sẽ cần sinh mổ;
  • Những sản phụ đã từng sinh mổ;
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh như u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

Sức khỏe của thai nhi:

  • Mổ lấy thai thường được chỉ định cho các trường hợp song thai hoặc em bé có kích thước lớn hơn so với xương chậu và tử cung của mẹ. Cân nặng của thai nhi từ 4kg khiến quá trình chuyển dạ khó khăn, có thể khiến người mẹ bị kiệt sức, mất máu nhiều trong quá trình chuyển dạ;
  • Trường hợp thăm khám cho thấy dấu hiệu suy thai, nhau tiền đạo, ngôi thai bất thường hoặc vị trí thai làm cho người mẹ khó sinh thường;
  • Sinh mổ thường được chỉ định cho các mẹ bầu thiếu ối hoặc vô ối.
Vấn đề vùng xương chậu
Các mẹ có vấn đề vùng xương chậu thường được chỉ định sinh mổ

Cách tăng khả năng sinh thường cho mẹ bầu IVF

Thai thụ tinh trong ống nghiệm được xếp vào thai kỳ nguy cơ cao. Tuy nhiên các mẹ mang bầu nhờ IVF vẫn có thể sinh thường nếu đáp ứng đủ các điều kiện sức khỏe. Bác sĩ Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center cho biết, để quá trình chuyển dạ sinh con thuận lợi, trong suốt thai kỳ, thai phụ cần tuân theo các hướng dẫn sau:

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, ăn uống điều độ (ba mẹ có thể tham khảo ăn gì tốt cho thụ tinh ống nghiệmthụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì để xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt), ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng hay làm việc quá sức.
  • Mẹ bầu cần khám thai định kỳ, tiến hành đầy đủ các chỉ định tầm soát dị tật và những xét nghiệm máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu, đau bụng, thai máy ít hoặc nhiều hơn bình thường… thai phụ cần đi khám ngay.
  • Có thể do tình trạng sức khỏe nên đôi khi mẹ bầu sẽ không thể sinh thường theo như mong muốn. Vì vậy các gia đình hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp phải sinh mổ.
  • Duy trì tâm lý ổn định, thái độ tích cực sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của sản phụ, từ đó tăng cơ hội sinh thường.
  • Với những cặp đôi hiếm muộn muốn làm IVF, việc lựa chọn địa chỉ uy tín thực hiện là vô cùng quan trọng. Các mẹ sẽ không chỉ được thăm khám với hệ thống trang thiết bị hiện đại mà còn được đồng hành cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong quá trình làm IVF cũng như trong thai kỳ.

Tại Đông Đô IVF Center, các cặp đôi sẽ được thăm khám kỹ lưỡng để xác định tình trạng sức khỏe trước khi tiến hành IVF. Toàn bộ quá trình thực hiện đều được diễn ra dưới sự giám sát của các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản, với hệ thống trang thiết bị tân tiến. Mọi quy trình từ khi bắt đầu làm IVF tới khi bắt đầu thai kỳ và sinh em bé, khách hàng sẽ luôn được sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Vì vậy, dù được chỉ định sinh thường hay sinh mổ, gia đình cũng sẽ hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của mẹ và bé.

Các mẹ nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học
Các mẹ nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học để tăng cơ hội sinh thường

Có thể bạn quan tâm:

Làm IVF có phải kiêng quan hệ không? Bác sĩ đưa lời khuyên

Giải đáp các câu hỏi về thai kỳ cho mẹ bầu IVF

Làm IVF có đẻ thường được không chỉ là một trong số rất nhiều câu hỏi mà các ba mẹ sẽ phải tìm hiểu khi chính thức bước vào thai kỳ. Dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu thì các gia đình cũng sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, vì vậy dưới đây sẽ là phần giải đáp một số câu hỏi phổ biến về thai kỳ IVF từ Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương:

Câu hỏi: Thai IVF nên sinh mổ ở tuần bao nhiêu?

Giải đáp: Nếu tình trạng thai kỳ ổn định người mẹ có thể sinh mổ chủ động từ tuần thứ 38 trở đi.

Câu hỏi: Thai đôi IVF được bao nhiêu tuần thì sinh?

Giải đáp: Tùy theo tình trạng của thai nhi mà bác sĩ sẽ xác định thời điểm sinh phù hợp nhất, hầu hết là từ tuần 36 – 37 của thai kỳ.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc thai kỳ cho mẹ bầu làm IVF, biết được làm IVF có đẻ thường được không và bí kíp để chào đón em bé khỏe mạnh. Là đơn vị làm IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên đến 80%, Đông Đô IVF Center luôn sẵn sàng tư vấn 24/7 qua hotline 1900 1965.

5/5 - (1 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Kathpalia, S. K., Kapoor, K. and Sharma, A. (2016) “Complications in pregnancies after in vitro fertilization and embryo transfer,” Medical journal, Armed Forces India, 72(3), pp. 211–214. doi: 10.1016/j.mjafi.2015.11.010.
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận