Cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm: 8+ lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Sau một hành trình làm IVF đầy gian, khi biết tin mang thai thành công, các mẹ cũng sẽ không tránh khỏi có tâm lý lo lắng, cẩn trọng hơn trong thai kỳ để đón em bé khỏe mạnh nhất. Theo đó, cách giữ thai sau thụ tinh trong ống nghiệm là vấn đề được được nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt là những chị em có bệnh nền, tuổi tác cao, tiền sử sảy thai nhiều lần. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 8 lưu ý quan trọng giúp các mẹ bầu biết cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm.

“Khi mang thai nhờ sự hỗ trợ của IVF, ngoại trừ có những biến chứng y tế cụ thể đã được xác định trước đó, phôi thai sẽ phát triển bình thường trong cơ thể người mẹ tương tự việc mang thai tự nhiên. Tuy nhiên, quá trình tìm con có nhiều khó khăn kết hợp với đối tượng làm IVF đa số là phụ nữ tuổi tác cao, có bệnh nền kèm theo nên việc cảm thấy lo lắng về nguy cơ trong thai kỳ là điều hoàn toàn dễ hiểu. Cách giữ thai sau thụ tinh trong ống nghiệm hiệu quả nhất là chuẩn bị tâm lý vững vàng, không quá lo lắng và chú ý xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp.” – Chia sẻ của Bác sĩ CK1.Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center.

Thận trọng với các nguy cơ mẹ bầu IVF có thể gặp phải 

Sự khác nhau lớn nhất giữa thai phụ IVF và thai phụ mang thai bình thường là quá trình thụ thai diễn ra trong phòng thí nghiệm hay trong cơ thể tự nhiên. Sau khi chuyển phôi thành công, quá trình nuôi thai diễn ra bình thường trong cơ thể người mẹ. Hiện nay chưa có bất kì nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể nào cho thấy thai nhi IVF và thai nhi tự nhiên có sự khác biệt hay có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo nhiều nguồn nghiên cứu, lệ sảy thai ở những phụ nữ mang thai tự nhiên chiếm khoảng 20% [1]. Trong một nghiên cứu khác từ 1/2010 – 12/2016 thực hiện ở nhóm phụ nữ có thai sau điều trị IVF/ICSI trứng tự thân, tỷ lệ sảy thai tự phát chiếm 12,58% [2]. Những kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ sảy thai đối ở phụ nữ mang thai IVF và mang thai tự nhiên gần như tương đương và không có sự chênh lệch đáng kể.

IVF không phải yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai
IVF không phải yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai

Việc chăm sóc và theo dõi trong thai kỳ rất quan trọng để phòng tránh và can thiệp kịp thời, tránh nguy cơ sảy thai. Một số biểu hiện bất thường mẹ bầu cần chú ý đó là:

  • Đau bụng,gò bụng từng cơn;
  • Ra nước âm đạo;
  • Ra máu âm đạo;
  • Sốt;
  • Thai đạp ít hoặc nhiều hơn bình thường.

Những dấu hiệu bất thường này có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai, đẻ non. Do đó mẹ bầu cần đến ngay cơ sở khám chữa sản khoa khi xuất hiện các triệu chứng lạ để được thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh các sự cố đáng tiếc.

Thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ 

Để có cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm hiệu quả, việc theo dõi, thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa là việc rất cần thiết. Điều này còn giúp phòng ngừa nguy cơ sảy thai đặc biệt với các mẹ bầu có nguy cơ cao như lớn tuổi, có bệnh lý nền. Một số mốc thăm khám quan trọng mẹ cần ghi nhớ để chủ động đi khám đúng lịch gồm [3] [4]:

  • Khám tuần 6 – 7: Xác định tim thai, thông báo số lượng túi thai, xác định các dấu hiệu cho biết thai nhi phát triển bình thường hay không.
  • Khám tuần 8 – 9: Kiểm tra tim thai nếu chưa xác định được ở lần tái khám trước, siêu âm qua ngả âm đạo để đánh giá sự phát triển của thai nhii.
  • Khám tuần 11 – 13: Kiểm tra tim thai, sự phát triển của thai nhi, siêu âm độ mờ da gáy, làm các xét nghiệm sớm như Double Test để phát hiện Down.
  • Khám thai tuần 20 – 22: Siêu âm để kiểm tra các nguy cơ dị tật thai nhi và các bất thường ở hộp sọ, tim, phổi, thận, cột sống, chân tay…
  • Khám thai tuần 24 – 28: Kiểm tra tiểu đường thai kỳ,…
  • Khám thai tuần 30 – 32: Xác định tình trạng dây rốn, nước ối, vị trí của thai nhi. Kiểm tra để phát hiện các dị tật muộn ở tim, cấu trúc não…
Khám định kỳ cho bà bầu
Bà bầu nên thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học 

Khi bắt đầu mang thai, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của mẹ sẽ tăng lên theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo sự thích ứng của cơ thể và nuôi dưỡng em bé khoẻ mạnh. Vì vậy việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm tốt. Theo khuyến cáo của bác sĩ, trong thai kỳ, mẹ bầu có chỉ số BMI bình thường chỉ nên tăng cân trong khoảng 11 – 15kg. Mức cân nặng này có thể tùy chỉnh theo số em bé trong bụng mẹ, với mẹ bầu mang thai đôi, mức cân nặng tăng nhiều hơn, vào khoảng 16 – 25kg. [5]

Khẩu phần ăn của các mẹ bầu nên cân bằng đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: đạm, bột đường, chất béo, các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm chất sẽ thay đổi theo từng giai đoạn thai kỳ và sự phát triển của em bé. Mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu năng lượng và nhóm chất thiết yếu mỗi ngày cho phụ nữ mang thai sau đây [6]:

Giai đoạn thai kỳNăng lượng

(Kcal)

Chất bột đường

(g)

Chất đạm

(g)

Chất béo

(g)

Chất xơ

(g)

Trước mang thai2050290 – 3606045 – 5725
3 tháng đầu2100300 – 3706146.5 – 58.528
3 tháng giữa2300325 – 4007052.5 – 64.528
3 tháng cuối2500385 – 4309160 – 7228

Bên cạnh các nhóm chất thiết yếu, mẹ cùng cần đảm bảo nhu cầu của một số của vi chất và khoáng chất thiết yếu như [6]:

  • Acid folic: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyên bà bầu nên bổ sung tối thiểu 400mcg acid folic mỗi ngày để phòng ngừa các dị tật ống thần kinh và nguy cơ thiếu máu ở cả mẹ và bé. Acid folic có nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, rau chân vịt, ngũ cốc thô, quả cơ, sữa và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung bằng các viên uống chứa acid folic nếu khẩu phần ăn không đáp ứng đủ.
  • Canxi: Mẹ bầu cần bổ sung 1000 – 1500mg canxi mỗi ngày từ thuốc, các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, nước ép trái cây, xải xoăn, bông cải xanh, ngũ cốc, hải sản… Nhu cầu canxi vào 3 tháng cuối thai kỳ có thể tăng lên tới 1500mg/ngày tùy theo thể trạng của mỗi mẹ bầu.
  • Vitamin D: Loại vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển xương, răng của em bé trong bụng. Thiếu vitamin D không chỉ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị còi xương, không đủ chiều cao tiêu chuẩn, chậm mọc răng mà còn dẫn tới tiền sản giật ở mẹ. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 600 IU mỗi ngày.
  • Sắt: Vi chất này là thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 60cg sắt nguyên tố mỗi ngày để tăng lượng máu cho mẹ và cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt suốt thai kỳ

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo sự phát triển cho thai nhi, người mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế các loại đồ ăn nhiều đường (bánh kẹo, mứt…); đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản….
  • Hạn chế uống rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, caffeine…
  • Không sử dụng những thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ như mướp đắng, rau ngót, dứa…
  • Không ăn thực phẩm chưa qua chế biến do làm tăng nguy cơ ngộ độc, nhiễm khuẩn.

Nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ 

Một trong những cách giữ thai thụ tinh trong ống nghiệm được nhiều chuyên gia khuyến khích là lập thời gian biểu để sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc khoa học. Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tinh thần. Do đó, mẹ cần tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc để hồi phục sức khỏe và dành thời gian thư giãn cho bản thân.

Nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ là cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm hiệu quả
Nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ là cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm hiệu quả

Hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ

Về cơ bản, thai nhi nằm trong tử cung và được bảo vệ bởi màng ối và nước ối nên không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động tình dục nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc có vấn đề sức khỏe liên quan, bác sĩ có thể cảnh báo tránh quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu.[7] Các mẹ có thể tham khảo cách tính tuổi thai IVF để nắm được chính xác thời gian.

Trường hợp có thể quan hệ khi mang thai, các cặp vợ chồng cần lưu ý chọn tư thế an toàn, quan hệ nhẹ nhàng tránh lực tác động lên vùng bụng.

Tập luyện nhẹ nhàng  

Thai kỳ không phải giai đoạn thích hợp để các mẹ bầu tăng cường vận động. Tuy nhiên, trừ những trường hợp được chỉ định nằm yên giữ thai, các bà bầu vẫn nên vận động nhẹ nhàng, có kiểm soát với những bộ môn như yoga, bơi lội, đi bộ…

Vận động không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn, kiểm soát cân nặng, làm giảm các triệu chứng khó chịu của thai kỳ mà còn giúp tăng quá trình trao đổi chất của em bé, giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, khi vận động, cơ thể tiết ra chất endorphin mang lại cảm giác sảng khoái, hưng phấn, giúp mẹ bầu vui vẻ, dồi dào sinh lực, hạn chế căng thẳng. Đây là một trong những cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm an toàn và hiệu quả. [8]

Bà bầu có thể tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng
Bà bầu có thể tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng

Nếu mẹ lo lắng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm và cường độ vận động. Cần tránh tham gia các môn thể thao đòi hỏi nhiều thể lực, dễ va chạm, không tập luyện khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như đau đầu, chóng mặt, tăng nhịp tim, chảy máu âm đạo…

Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại

Môi trường sinh hoạt và làm việc ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả chúng ta không chỉ riêng bà bầu. Tuy nhiên, các bà bầu có cơ thể nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng xấu bởi các yếu tố độc hại từ môi trường như khói bụi, thuốc lá, hóa chất… Hậu quả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, gây ra các dị tật bẩm sinh. [9]

Một số giải pháp giúp mẹ bầu tránh các tác động xấu từ môi trường như:

  • Tránh sinh hoạt và làm việc trong môi trường ô nhiễm, giữ không gian sống sạch sẽ;
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất, kim loại nặng;
  • Không dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc;
  • Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài, sử dụng găng tay, các thiết bị bảo hộ khi làm việc trong môi trường nguy hại;
  • Hạn chế tiếp xúc với chất thải động vật.
Bà bầu nên tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Bà bầu nên tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng, lo âu là vấn đề hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải không chỉ các mẹ bầu IVF. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu, gây ra các triệu chứng như đau ngực, tim đập nhanh, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, làm tăng nguy cơ sinh non. [10]

Để giải phóng tinh thần, tránh căng thẳng, lo âu quá mức, các mẹ bầu hãy thoải mái chia sẻ cảm xúc với người thân và bạn bè, giữ lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ. Trường hợp mẹ bầu gặp những vấn đề tâm lý khiến bản thân căng thẳng quá mức, không tự giải tỏa được có thể tìm tới bác sĩ tâm lý để được lắng nghe – đây cũng là cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm hiệu quả.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên, mẹ bầu sẽ nắm được cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm thành công, an toàn. Chị em lựa chọn thực hiện IVF tại Đông Đô IVF Center sẽ luôn được các chuyên gia, bác sĩ đồng hành trong suốt thai kỳ. Đông Đô IVF Center là địa chỉ làm IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên đến 80%. Hãy liên hệ hotline 1900 1965 để được hỗ trợ 24/7.

Rate this post

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Dulay A. T. (2022) Sảy thai tự nhiên, Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia. Available at: https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/ph%E1%BB%A5-khoa-v%C3%A0-s%E1%BA%A3n-khoa/c%C3%A1c-b%E1%BA%A5t-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-trong-thai-k%E1%BB%B3/s%E1%BA%A3y-thai-t%E1%BB%B1-nhi%C3%AAn (Accessed: January 17, 2024).
  2. Bu, Z. et al. (2020) “Factors related to early spontaneous miscarriage during IVF/ICSI treatment: an analysis of 21,485 clinical pregnancies,” Reproductive biomedicine online, 40(2), pp. 201–206. doi: 10.1016/j.rbmo.2019.11.001. 
  3. Huynh Q. (2023a) THAI KỲ SAU THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ THAI KỲ TỰ NHIÊN CÓ KHÁC BIỆT KHÔNG?, IVFMD. ĐƠN VỊ HỖ TRỢ SINH SẢN MỸ ĐỨC. Available at: https://ivfmd.vn/thai-ky-sau-thu-tinh-trong-ong-nghiem-va-thai-ky-tu-nhien-co-khac-biet-khong/ (Accessed: January 17, 2024).
  4. “SAU CHUYỂN PHÔI BAO NHIÊU TUẦN THÌ CÓ TIM THAI?” (2022) Alo IVFMD xin nghe. admin, 14 September. Available at: https://aloivfmdxinnghe.vn/1672-2/ (Accessed: January 17, 2024).
  5. CDC. Weight Gain During Pregnancy, 2022. 
  6. Bộ Y tế. Hướng dẫn Quốc gia dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, 2017. 
  7. Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM. Tình dục trong thai kỳ-Nên hay không nên?!, 2008. 
  8. Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM. Tập thể dục trong thai kỳ và sau sinh, 2020. 
  9. Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM. Môi trường và mối liên quan đến các kết cục sản khoa, 2020. 
  10. Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM. Stress khi mang thai và thai chết lưu, 2021. 
Rate this post

Để lại bình luận