Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.
Trong hành trình tìm hiểu về IVF, các cặp đôi sẽ có rất nhiều thắc mắc băn khoăn cần được giải đáp. Một trong số đó là câu hỏi thụ tinh trong ống nghiệm có phải con mình không? Để biết được câu trả lời chính xác từ chuyên gia, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Thụ tinh trong ống nghiệm có phải con mình không?
Trả lời câu hỏi em bé thụ tinh trong ống nghiệm/thụ tinh nhân tạo có phải con mình không, bác sĩ CKI.Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center cho biết, về bản chất, thụ tinh ống nghiệm sẽ được thực hiện thông qua việc kết hợp giữa trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng nên đảm bảo em bé sinh ra là con đẻ của 2 vợ chồng. Ngoài ra, quá trình thực hiện, lấy mẫu sẽ được kiểm tra, rà soát cẩn thận, tránh các trường hợp sai sót không mong muốn.
Bác sĩ cũng giải thích thêm, việc nhầm lẫn trong y tế đặc biệt là lĩnh vực sinh sản là điều cấm kỵ. Mọi sai sót có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và tương lai của những đứa trẻ. Theo đó, khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm, các bác sĩ, chuyên gia thực hiện luôn đặt sự cẩn thận, chính xác lên hàng đầu. Điều này nhằm tránh các sát sót trong quá trình lấy mẫu, đảm bảo dùng đúng mẫu tinh trùng, noãn hoặc phôi cho các cặp đôi.
Tại Đông Đô IVF Center, quá trình nhận diện người bệnh được kiểm soát một cách chặt chẽ từ những ngày đầu đến khám, tiếp nhận, tư vấn, kê toa và tiến hành thủ thuật,… Cụ thể:
- Quy trình kiểm tra thông tin: Toàn bộ quy trình đều có những bước nhận diện thông qua dấu hiệu sinh trắc bao gồm: hình ảnh, dấu vân tay và các thông tin hành chính cá nhân, đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối.
- Mỗi bệnh nhân làm thủ thuật ở 1 thời điểm: Để hạn chế tối đa việc nhầm lẫn trong thu nhận tinh trùng, quy trình thực hiện sẽ tuân theo quy tắc chỉ có 1 bệnh nhân tiến hành thủ thuật tại 1 thời điểm duy nhất.
- Đánh mã các thông tin: Các thông tin hành chính như tên tuổi, mã số,.. đều được thể hiện trên ống lưu trữ. Trong phòng thủ thuật, khách hàng được kiểm tra các mẫu tinh trùng, phôi trước khi thực hiện chuyển phôi.
- Kiểm tra chéo: Ngoài ra hầu hết các bước trong quy trình như từ khi làm hồ sơ đến các bước thủ thuật, thu nhận tinh trùng, lọc rửa tinh trùng, tạo phôi, chuyển phôi…đều được kiểm tra chéo giữa 2 nhân viên y tế.
Tương tự thụ tinh ống nghiệm, các bước thụ tinh nhân tạo cũng được kiểm tra nghiêm ngặt về thông tin khách hàng, mẫu tinh trùng, đảm bảo em bé sinh ra là con đẻ của các cặp đôi.
Có trường hợp sai sót khi thụ tinh ống nghiệm không?
Ở những trung tâm hỗ trợ sinh sản hiện đại thì nguy cơ sai sót khi làm IVF gần như không có. Tất cả các mẫu tinh trùng, trứng và phôi đều được kiểm soát nghiêm ngặt, dãn nhãn thông tin, đánh số, phôi được nuôi trong từng tủ riêng và gia đình có thể cùng theo dõi. Chính vì vậy mà các cặp đôi cần tìm hiểu và lựa chọn thực hiện thụ tinh ống nghiệm ở các cơ sở uy tín.
Những lưu ý khác khi làm thụ tinh ống nghiệm
Để quá trình làm IVF diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất, các cặp đôi nên tham khảo một số lưu ý dưới đây:
- Chuẩn bị và cung cấp các giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ IVF, ghi nhớ mã số hồ sơ để tiện cho quá trình kiểm tra hoặc tìm kiếm thông tin;
- Tham khảo và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ;
- Ở các bước chuyển phôi, lấy mẫu tinh trùng, cả hai vợ chồng sẽ được các bác sĩ, chuyên viên tại phòng khám hướng dẫn kiểm tra lại các thông tin mã số mẫu;
- Lựa chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo về quy trình để tránh nguy cơ sai sót. Các cặp đôi hiếm muộn cần tìm nơi làm IVF tốt nên tìm hiểu kỹ lưỡng về quy trình, mức độ đầu tư trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Tìm hiểu thêm thông tin: Làm thụ tinh ống nghiệm hết bao nhiêu tiền?
Như vậy, qua bài viết trên đây các gia đình có thể an tâm hơn và không cần phải lo lắng thụ tinh trong ống nghiệm có phải con mình không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về quá trình làm IVF, bạn đọc có thể liên hệ với Đông Đô IVF Center qua tổng đài: 1900 1965.