Các xét nghiệm trước khi làm IVF: Hiểu rõ để chuẩn bị tốt nhất

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Hành trình tìm con bằng IVF là cả một chặng đường dài cần các cặp đôi chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt được thành công. Khi này, việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm trước khi làm IVF là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng. Các xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ sinh sản cho cả nam và nữ, từ đó giúp xác định nguyên nhân gây vô sinh. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả kiểm tra để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Xét nghiệm cho nữ giới trước khi làm IVF

Để có kết quả xét nghiệm chính xác tăng tỷ lệ thành công của IVF, nữ giới được bác sĩ hướng dẫn tới thăm khám vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt qua các xét nghiệm IVF. Vậy xét nghiệm IVF là gì? Các xét nghiệm trước khi làm IVF đối với nữ giới bao gồm:

STTCác kiểm tra/xét nghiệm Chi phí (VNĐ)
1Thăm khám lâm sàng 200.000
2Kiểm tra sức khỏe tổng quát 200.000
3Khám phụ khoa200.000
4Xét nghiệm sàng lọc bệnh lây nhiễm đường tình dục 1.390.000
5Xét nghiệm nội tiết 
6Xét nghiệm AMH 850.000
7Siêu âm tử cung phần phụ
8Chụp X – Quang tử cung vòi trứng1.000.000
9Xét nghiệm di truyền (với tùy trường hợp)250.000

Thăm khám lâm sàng 

Trong các xét nghiệm trước khi làm IVF cho nữ giới, quy trình đầu tiên là thăm khám lâm sàng. Quy trình thăm khám lâm sàng cho nữ giới trước khi làm IVF bao gồm bước hỏi bệnh sử, kiểm tra tổng quát và khám phụ khoa.

Hỏi bệnh sử 

Bước thăm khám này giúp bác sĩ đánh giá tổng quát về tình trạng sức khỏe và loại trừ một số nguyên nhân vô sinh do dùng thuốc (nếu có). Theo bác sĩ Tăng Đức Cương tại Đông Đô IVF Center, thông tin được hỏi trong quá trình hỏi bệnh sử nữ giới gồm có:

  • Các bệnh lý đã và đang mắc phải, những loại thuốc đang sử dụng, các phẫu thuật từng làm;
  • Đánh giá chỉ số PARA và tiền sử sản khoa gồm số lần sinh con, số lần sinh con thiếu tháng, số lần sảy thai/ bỏ thai, số con còn sống hiện tại;
  • Chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không, chu kỳ kéo dài bao lâu, tiền sử thai nghén;
  • Tiền sử mắc các bệnh về phụ khoa, các thuốc đã hoặc đang điều trị bệnh phụ khoa;
  • Tiền sử phẫu thuật vùng tiểu khung (khu vực dưới rốn của bụng);
  • Các biện pháp hỗ trợ sinh sản trước kia từng thực hiện;
  • Thói quen sinh hoạt và môi trường làm việc có yếu tố độc hại, ô nhiễm, có thường xuyên sử dụng các chất kích thích không…
Hỏi bệnh sử nữ giới
Hỏi bệnh sử nằm trong quy trình thăm khám tổng quát ở nữ giới

Ngoài ra, bác sĩ còn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến đời sống tình dục của vợ chồng với các câu hỏi như:

  • Đã sử dụng các biện pháp tránh thai nào.
  • Tần suất sinh hoạt tình dục.
  • Các vấn đề gặp phải khi sinh hoạt, chẳng hạn: đau, chảy máu khi giao hợp…
  • Có tiền sử mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai… không.

Lưu ý: Chị em nên mang theo các đơn thuốc và các loại thuốc đã và đang sử dụng, kết quả chẩn đoán hoặc sổ khám chữa bệnh đến để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe chung.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Sau khi hỏi bệnh sử, bác sĩ sẽ tiếp tục hướng dẫn chị em kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bước này nhằm đánh giá sức khỏe toàn diện, sàng lọc nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn. Các xét nghiệm có thể được yêu cầu gồm:

  • Khám sức khoẻ chung như mạch huyết áp, nhịp tim, cân nặng, chiều cao.
  • Làm các xét nghiệm công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm ổ bụng, X quang ngực phẳng, điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận, siêu âm ổ bụng.
  • Kiểm tra các bệnh nội tiết: đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, suy tuyến thượng thận.

Khám phụ khoa

Đối với nữ giới, khám phụ khoa bao gồm:

  • Thăm khám bộ phận sinh dục ngoài bằng phương pháp quan sát, kiểm tra xem có dị dạng, bất thường không, phát triển bình thường hay kém phát triển…
  • Soi tươi dịch âm đạo, xét nghiệm chlamydia , soi cổ tử cung để đánh giá tình trạng viêm nhiễm phụ khoa (nếu có)
  • Làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho nữ giới điều trị trước các bệnh phụ khoa trước khi làm IVF nếu có. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe sinh sản và giúp quá trình thụ tinh nhân tạo diễn ra thuận lợi hơn. 

Chi phí thăm khám lâm sàng: 450.000 – 1.000.000 đồng.

Kiểm tra các bất thường ở bộ phận sinh dục nữ
Khám phụ khoa giúp kiểm tra các bất thường về bộ phận sinh dục nữ

Các xét nghiệm cơ bản 

Sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét cơ bản cần thiết để đánh giá cụ thể sức khoẻ người phụ nữ và sàng lọc các bệnh lý có liên quan. Các xét nghiệm cơ bản cần thực hiện gồm:

Xét nghiệm sàng lọc bệnh tình dục

Việc mắc một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không chỉ làm giảm tỷ lệ thành công của IVF mà còn làm tăng nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng của mẹ bầu và thai nhi nếu IVF thành công. Chính vì vậy, trước khi làm IVF, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán, phát hiện các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cho người phụ nữ, bao gồm:

  • Xét nghiệm HIV/AIDS: Thường áp dụng phương pháp test nhanh bằng cách lấy máu hoặc nước bọt để tìm kháng thể. Trường hợp nhiễm HIV/AIDS có thể điều trị giảm lây nhiễm và tăng nặng bằng thuốc kháng virus ART. Đồng thời, quy trình thực hiện IVF cho các cặp vợ chồng nhiễm HIV sẽ được thực hiện kỹ lưỡng hơn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm [1]. 
  • Xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C: Được kiểm tra bằng cách lấy máu nữ giới (không cần nhịn ăn). Người nhiễm viêm gan B, C vẫn có thể thực hiện IVF với điều kiện cần điều trị để lượng virus nằm trong khoảng an toàn, không phải thể hoạt động. Trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm thành công, người mẹ cần thăm khám thường xuyên trong giai đoạn thai kỳ để đánh giá nồng độ virus và chức năng gan, phòng ngừa nguy cơ sinh non, bong nhau non và lây nhiễm từ mẹ sang con. [3]
  • Xét nghiệm tác nhân gây bệnh qua đường tình dục (Chlamydia,, giang mai, lậu cầu): Được thực hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu hoặc lấy mẫu dịch tiết âm đạo, dịch cổ tử cung ở nữ giới (lưu ý không thụt rửa bộ phận sinh dục, không giao hợp trong ít nhất 24 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm). Trường hợp xét nghiệm dương tính cần điều trị bằng kháng sinh trước khi thực hiện IVF. Bởi các bệnh lý này này có thể làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu, vô sinh, truyền nhiễm cho thai nhi dẫn tới suy thai, lưu thai… [3]
  • Xét nghiệm Trichomonas: Thực hiện bằng cách lấy dịch khí hư ở âm đạo để soi tươi dưới kính hiển vi tìm thể hoạt động của trùng roi Trichomonas. Phụ nữ nhiễm Trichomonas có thể làm tăng nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm, nhiễm trùng sau sinh… Trường hợp dương tính cần điều trị bằng thuốc điều trị ký sinh trùng. [3]

Chi phí xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục: 320.000 –  1.000.000 đồng tùy trường hợp cụ thể.

Xét nghiệm nội tiết 

Rối loạn nội tiết ở nữ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai và mang thai. Việc xét nghiệm nội tiết giúp xác định chức năng nội tiết sinh sản và đánh giá tỉ lệ thành công trước khi làm thụ tinh ống nghiệm.

Thời điểm tốt nhất để làm các xét nghiệm nội tiết là từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kỳ tùy thuộc vào từng xét nghiệm và chu kỳ của mỗi người. Cụ thể:

  • Xét nghiệm LH: Thực hiện vào ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ kinh nguyệt. LH là hormon được tiết ra từ thuỳ trước tuyến yên, có vai trò kích thích nang trứng tiết estradiol. Nồng độ bình thường của hormon LH khoảng 2-5 IU/L vào giai đoạn đầu kinh nguyệt. Nếu nồng độ LH vượt ngưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và tăng nguy cơ mắc buồng trứng đa nang. 
  • Xét nghiệm FSH: Thực hiện vào ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ. Nồng độ FSH trung bình từ 2 – 10 mIU/mL. Nồng độ FSH quá cao có thể dẫn tới buồng trứng suy giảm, vô kinh nguyên phát,.. đáp ứng kém kích thích buồng trứng. [4]
  • Xét nghiệm Prolactin: Xét nghiệm có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào. Nồng độ Prolactin bình thường là dưới 25 µU/mL với phụ nữ không mang thai và từ 80 đến 400 µg/L với phụ nữ mang thai. Nếu nồng độ này quá cao không do mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình kích thích trứng phát triển, vô kinh, thậm chí gây vô sinh. [5]
  • Xét nghiệm E2 (Estradiol): Estradiol là hormon mạnh nhất trong 3 dạng của Estrogen, có nồng độ bình thường khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Nồng độ hormone estradiol được coi là bình thường nếu nằm trong khoảng từ 15 – 30 pg/mL trong giai đoạn đầu. Nếu mật độ E2 quá cao có thể dẫn tới các triệu chứng bất thường như rối loạn cảm xúc, rối loạn kinh nguyệt, nguy cơ ung thư vú.[4]

Chi phí xét nghiệm nội tiết: 150.000 – 850.000 VND tùy vào chất lượng của từng cơ sở y tế.

Rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến khả năng thành công của IVF

Xét nghiệm AMH

AMH (Anti-Mullerian Hormone ) là một hormon được tiết ra từ buồng trứng người phụ nữ, có thể đánh giá chính xác khả năng sinh sản của buồng trứng. AMH là hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt ở nang noãn tiền hốc và nang noãn có hốc ở buồng trứng. AMH phản ánh cả số nang noãn non đang phát triển và quần thể nang nguyên thủy hiện có trong cơ thể của người phụ nữ. Do đó, AMH được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng, đồng thời có thể dự đoán được khả năng sinh sản của người phụ nữ ở hiện tại và tương lai 

AMH không bị dao động trong chu kỳ kinh nguyệt, nên độ chính xác cao hơn so với đo nồng độ FSH (bị thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt). Nồng độ AMH ở phụ nữ dưới 38 tuổi khoảng từ 2,2 đến 6,8 ng/mL được coi là bình thường. Nếu nồng độ AMH thấp hơn hoặc quá cao so với ngưỡng này sẽ tiên lượng khả năng sinh sản gặp vấn đề, đồng nghĩa với việc thực hiện IVF sẽ gặp khó khăn, tỷ lệ thành công thấp. Cụ thể: 

  • Nếu AMH dưới 0,5 ng/mL: Dự trữ buồng trứng cực thấp, khả năng thụ thai là vấn đề đáng lo ngại.
  • Nếu AMH 1 -1,5  ng/mL: Dự trữ buồng trứng suy giảm, khả năng có thai thấp. [4]
  • Nếu AMH trên 6,8 ng/mL: thường gặp ở những người buồng trứng đa nang, nếu không có biện pháp can thiệp, khả năng có thai là thấp.

Bạn có thể làm xét nghiệm AMH vào bất kỳ thời điểm nào. Chi phí dao động khoảng 1.000.000 đồng tuỳ cơ sở.

Siêu âm 

Siêu âm giúp phát hiện nữ bất thường về cấu trúc và chức năng của một số bộ phận. Đối với nữ giới, các xét nghiệm trước khi làm IVF không thể thiếu siêu âm. Bác sĩ sẽ chỉ định:

  • Siêu âm tổng quát: Xét nghiệm này nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát và phát hiện các bệnh lý liên quan đến tim mạch, vú, tuyến giáp khi siêu âm tại từng khu vực liên quan. [6]
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo: Mục đích để đánh giá tình trạng tử cung, buồng trứng có bất thường, dị dạng không. Xét nghiệm này có thể phát hiện được các bệnh lý như dị dạng tử cung, không có tử cung, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, khối u buồng trứng, ứ dịch vòi trứng, khối lạc nội mạc ở tiểu khung.[6]
  • Siêu âm nang thứ cấp: Thực hiện siêu âm qua đường âm đạo vào ngày thứ 2-3 của chu kỳ. Xét nghiệm này nằm mục đích đếm số nang noãn có kích thước từ 2-8mm. Kết quả bình thường có từ 5-10 nang ở mỗi buồng trứng. Nếu buồng trứng có dưới 4 nang sẽ tiên lượng thấp trong quá trình làm IVF.[6]
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: Mục đích nhằm đánh giá các cấu trúc bên trong lòng tử cung bằng cách bơm nước muối sinh lý, không khí hoặc các chất lỏng tương phản âm vào tử cung qua đường âm đạo, sau đó sử dụng đầu dò âm đạo để siêu âm. Thời gian thực hiện khoảng 15 – 30 phút, thời điểm tốt nhất là ngày tứ 4-7 của chu kỳ. Phương pháp này có thể chẩn đoán phát hiện các bệnh lý: dị tật bẩm sinh tử cung, nhân xơ lòng tử cung, polyp nội mạc tử cung, quá sản niêm mạc tử cung,…
  • Chi phí siêu âm: 500.000 – 1.000.000 đồng.
Siêu âm cho nữ
Siêu âm cho nữ trước khi làm IVF có ý nghĩa quan trọng

Chụp X – Quang tử cung, vòi trứng 

Chụp X – Quang tử cung vòi trứng (HSG) là phương pháp sử dụng thuốc cản quang bơm qua cổ tửng cung vào buồng tử cung, vòi trứng để thăm dò, xác định các bất thường của cổ tử cung, buồng tử cung, vòi trứng. Xét nghiệm này có hiệu quả chẩn đoán xác định dị dạng tử cung hoặc tắc hẹp vòi trứng.

Xét nghiệm này được thực hiện tốt nhất vào nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, khoảng ngày thứ 6 – 11. Trước đó, bệnh nhân cần được hỏi tiền sử khám lâm sàng, xét nghiệm phụ khoa để loại bỏ các trường hợp viêm nhiễm đường sinh dục, có thai, rong huyết hay có tiền sử mắc dị ứng chất cản quang.

Chi phí thực hiện HSG: 1.000.000 đồng.

Tư vấn chụp X-Quang
Siêu âm cho nữ trước khi làm IVF có ý nghĩa quan trọng

Xét nghiệm cho nam giới trước khi làm IVF

Tương tự nữ giới, nam giới trước khi làm IVF cần thực hiện các xét nghiệm trước khi làm IVF như sau:

STTCác kiểm tra/xét nghiệm Chi phí (VNĐ)
1Thăm khám lâm sàng 200.000
2Kiểm tra sức khỏe tổng quát 200.000
3Khám bộ phận sinh dục nam, tinh dịch đồ200.000
4Xét nghiệm sàng lọc bệnh lây nhiễm đường tình dục 1.390.000
5Xét nghiệm nội tiết
6Xét nghiệm di truyền250.000

Khám lâm sàng 

Bước đầu tiên để thực hiện các xét nghiệm trước khi làm IVF ở nam giới là khám lâm sàng. Đây là những hoạt động thăm khám cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát và phát hiện các bất thường.

  • Thời gian vô sinh và tiền sử sinh sản trước đó
  • Tần suất giao hợp và rối loạn tình dục đã gặp phải (rối loạn xuất tinh, rối loạn cương dương…)
  • Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây nên tắc ống dẫn tinh.
  • Tiền sử vị viêm tinh hoàn do quai bị, tinh hoàn ẩn, lạc chỗ có thể làm teo tinh hoàn.
  • Kết quả của những lần chẩn đoán, điều trị trước đó, các đơn thuốc đang sử dụng.
  • Nghề nghiệp, yếu tố phơi nhiễm với các độc tố môi trường, nhiệt độ cao, phóng xạ và kim loại nặng.
  • Tiền sử hút thuốc lá, ma túy, uống rượu, cocain làm giảm chất lượng tinh trùng và nồng độ testosterone.
  • Tiền sử điều trị các bệnh nội khoa (đái tháo đường, tim mạch…), tiền sử phẫu thuật ngoại khoa (phẫu thuật vùng bẹn bụng, phẫu thuật phúc mạc thành sau…)
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu trước khi thực hiện các xét nghiệm làm IVF

Khám và làm các xét nghiệm cơ bản 

Một số trường hợp vô sinh nam không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng, chỉ được phát hiện nguy nhân thông qua thăm khám và làm các xét nghiệm cơ bản. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nam giới có thể cần thực hiện các xét nghiệm trước khi làm IVF gồm:

Khám bộ phận sinh dục ngoài

Khi khám nam khoa, các bác sĩ sẽ bắt đầu khám kỹ ở cơ quan sinh dục ngoài nhằm mục đích xem xét cơ quan sinh dục có tồn tại vết thương, có bị viêm loét hoặc bất thường về cấu trúc không. 

Chi phí khám: Khoảng 200.000 đồng

Khám và nắn tinh hoàn để đo kích thước

Đo kích thước và nắn mào tinh hoàn có thể giúp phát hiện tình trạng suy giảm sinh dục, viêm xoắn tinh hoàn, suy tinh hoàn…

Tinh hoàn bình thường ở nam giới Việt Nam có thể tích trung bình là 12 – 30 ml. Kích thước trung bình khoảng 4 – 5,1 cm chiều dài; khoảng 3cm chiều rộng và khoảng 2-2,5 cm chiều dày. Tinh hoàn nhỏ đều có kích thước chiều dài bé hơn 3,5cm thường không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và nội tiết ở nam giới. Mặt khác, nếu tinh hoàn lớn thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe, thường gặp là viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, tràn dịch tinh hoàn, xoắn tinh hoàn…. 

Trường hợp khi khám nắn có thể sờ thấy đầu mào tinh hoàn có khối nang, cảm giác đau tức, vướng víu ở vùng bìu có thể là dấu hiệu nang mào tinh hoàn. Đây là nguyên nhân dẫn tới gián đoạn quá trình dẫn tinh, gây suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.

Phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân gây vô sinh phổ biến, gặp ở khoảng 35% nam giới vô sinh nguyên phát và 80% đàn ông vô sinh thứ phát [7]. Giãn tĩnh mạch thừng tinh liên quan đến giảm kích thước tinh hoàn, chất lượng tinh trùng.

Ngân nhân gây vô sinh phổ biến
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân gây vô sinh phổ biến

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng nên chỉ phát hiện được bằng cách thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm tinh dịch đồ, nội tiết tố nam và siêu âm bìu.

Để phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ sẽ thực hiện các thăm khám sau:

  • Khám lâm sàng: Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữ để kiểm tra thừng tinh, vùng bìu để phát hiện dấu hiệu giãn tĩnh mạch phía trên và phía sau tinh hoàn.
  • Cận lâm sàng: Có thể chẩn đoán xác định bằng phương pháp siêu âm Doppler mạch máu tinh hoàn. Nếu phát hiện ít nhất một tĩnh mạch trong đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính trên 2mm, phình to hơn khi bệnh nhân đứng dậy hoặc gắng sức thì được xác định giãn tĩnh mạch thừng tinh.[7]

Xét nghiệm bệnh tình dục

Giống như nữ giới, nam giới cũng cần được xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục để phòng tránh các nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của IVF.

Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:

  • Xét nghiệm HIV/AIDS
  • Xét nghiệm viêm gan B,C
  • Xét nghiệm các bệnh lý do nấm gây ra
  • Xét nghiệm các bệnh do vi khuẩn như lậu, giang mai, Chlamydia
  • Xét nghiệm các bệnh lý do ký sinh trùng như bệnh ghẻ, rận mu…

Các kỹ thuật cận lâm sàng được chỉ định thường là xét nghiệm máu, soi tươi dịch niệu đạo, tinh dịch đồ, xét nghiệm PCR, xét nghiệm VDRL/TPHA, xét nghiệm kháng nguyên – kháng thể…

Chi phí thực hiện: Dao động từ 500.000 – 800.000 đồng.

Xét nghiệm giang mai
Xét nghiệm giang mai là một trong những xét nghiệm bệnh tình dục phổ biến

Xét nghiệm tinh dịch đồ

  • Tinh dịch đồ 

90% các trường hợp vô sinh ở nam giới là do bất thường tinh trùng. Xét nghiệm tinh dục đồ là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có thể đánh giá tương đối chính xác tình trạng tinh trùng để từ đó giúp bác sĩ quyết định phương án điều trị cho cặp vợ chồng thực hiện IVF.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, người chồng được yêu cầu không xuất tinh trong vòng 2-3 ngày. Đối với mẫu tinh dịch có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ kết quả nên làm lại lần 2 cách lần đầu 7 ngày. 

Mẫu tinh dịch được thu thập tại phòng thí nghiệm bằng cách thủ dâm hoặc quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su chuyên biệt. Quá trình xét nghiệm sẽ đánh giá những yếu tố sau [8]:

Yếu tố quan sát Chỉ số bình thường
Tổng lượng tinh dịch (ml)≥ 1,4ml
Tính chất tinh dịch (độ đặc, màu sắc, độ axit)Màu trắng sữa hoặc trong, đặc và dính (nhớt), có độ pH (độ axit) khoảng 7,8 đến 8,0 và có thể chứa các tế bào bạch cầu.
Nồng độ tinh dịch (số lượng tinh trùng/ml)Tối thiểu 16 triệu tinh trùng/ml
Hình thái tinh trùng (hình dạng và cấu trúc) Ít nhất 4% tinh trùng bình thường
Độ vận động (% tinh trùng di chuyển về phía trước)Trên 40% tinh trùng chuyển động , trên 30% tinh trùng di chuyển tiến tới. 
Tỷ lệ sống Trên 54%
Độ pH tinh dịch7.2 – 8
Số lượng tế bào lạDưới 1 triệu tế bào

Những trường hợp có kết quả nằm ngoài khoảng tham chiếu trên thì bác sĩ có thể hướng dẫn thực hiện lại xét nghiệm tinh dục đồ khoảng 2-3 lần nữa, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần để đánh giá chính xác chất lượng tinh trùng.

Chi phí thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ: Khoảng 200.000 đồng.

  • Xét nghiệm phân mảnh tinh trùng 

Mục đích của xét nghiệm này nhằm đánh giá tình trạng đứt gãy DNA của tinh trùng nam giới do môi trường độc hại, hóa trị hoặc xạ trị để có phương pháp can thiệp hỗ trợ sinh sản phù hợp.

Khoảng 25% các trường hợp vô sinh ở nam giới liên quan đến tình trạng DNA tinh trùng bị phân mảnh. Có đến 15% nam giới có kết quả tinh dịch đồ bình thường nhưng chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng cao vượt ngưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, tác động xấu tới sự phát triển của phôi. Tình trạng này có thể làm giảm tỷ lệ thành công của IVF, tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai…

Xét nghiệm phân mảnh tinh trùng
Xét nghiệm phân mảnh tinh trùng có ý nghĩa quan trọng để chẩn đoán vô sinh

Kết quả xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng được đánh giá dựa trên chỉ số DFI:

  • DFI < 15%: Bình thường
  • DFI ≤ 30% : Phân mảnh tinh trùng ở mức trung bình (can thiệp IUI, IVF)
  • DFI >30%: Phân mảnh tinh trùng ở mức nặng (can thiệp IVF)

Những cặp vợ chồng có chỉ số DFI cao vẫn có thể mang thai, tuy nhiên, tỷ lệ này thấp hơn so với những trường hợp có DFI thấp hơn. Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng càng cao thì khả năng IVF thất bại, sảy thai càng cao.

Điều kiện để có thể thực hiện xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng là nam giới phải có mật độ tinh trùng ≥ 5 triệu/mL. Do đó, trước khi thực hiện xét nghiệm 3-5 ngày, người chồng cần kiêng xuất tinh, không uống rượu bia, hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích khác.

Xét nghiệm nội tiết 

Xét nghiệm nội tiết sinh dục nam chủ yếu đánh giá 4 loại: FSH, LH, Testosterone và Androgen. Giá trị tăng giảm bất thường của những chỉ số hormone này có thể là dấu hiệu cảnh báo sự rối loạn trong quá trình sinh tinh, ảnh hưởng đến sự thành công của IVF. Do đó, xét nghiệm nội tiết tố nam là một trong những xét nghiệm quan trọng để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản ở nam giới trước khi thực hiện IVF.

Xét nghiệmChỉ số bình thường Ý nghĩa 
Xét nghiệm Testosterone300-1.000 ng/dlNồng độ thấp: giảm hứng thú tình dục, giảm hoặc không có khả năng cương cứng, vô sinh, mệt mỏi, giảm năng lượng trong hoạt động hàng ngày
Xét nghiệm FSH2 – 10 mIU/ mlNồng độ FSH cao: Tinh hoàn không còn đáp ứng với kích thích của nội tiết hướng sinh dục. Quá trình sinh tinh bị ảnh hưởng và tinh hoàn không sản xuất tinh trùng được. 

Nồng độ FSH thấp: Dấu hiệu của suy hạ đồi, tuyến yên

Xét nghiệm LH1,8 – 8,6 IU/LNồng độ LH cao: Dấu hiệu tinh hoàn bị tổn thương, đặc biệt là chứng suy tinh hoàn nguyên phát
Xét nghiệm Prolactin98 – 456 µU/mLchỉ số Prolactin tăng cao hoặc thấp có liên quan đến các bệnh lý: : rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, tinh trùng ít và yếu, chức năng sinh dục kém, u tuyến yên 
Xét nghiệm Estradiol28 – 156 pmol/lChỉ số tăng: Rối loạn cương dương

Chỉ số giảm: Suy tuyến sinh dục

Chi phí: 700.000 – 1.000.000 VNĐ

Các xét nghiệm về di truyền 

Một trong số các xét nghiệm trước khi làm IVF quan trọng chính là xét nghiệm di truyền. Phương pháp này có thể phát hiện được những bất thường trên các bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ, mà những bất thường này có thể là nguyên nhân IVF thất bại, vô sinh, sảy thai liên tiếp, thai chết lưu lặp lại. Ngoài ra, thực hiện xét nghiệm này trước khi làm IVF còn giúp chủ động phòng tránh truyền các dị tật bẩm sinh cho đứa trẻ trong tương lai.

Xét nghiệm di truyền
Xét nghiệm di truyền giúp phòng tránh truyền các dị tật bẩm sinh

Xét nghiệm này được chỉ định trong các trường hợp:

  • Nam giới không có tinh trùng do tắc nghẽn (tinh trùng không di chuyển vào cơ quan sinh sản);
  • Thiểu tinh, mật độ tinh trùng thấp ở mức nặng <5 triệu/ml;
  • Vợ có tiền sử thai lưu, sảy thai nhiều lần;

Trong đó:

  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: Được thực hiện như xét nghiệm máu thông thường, giúp phát hiện các khả năng vô sinh do hội chứng Klinefelter, hội chứng Kallmann, nhiễm sắc thể Y đơn độc, đột biến gen CFTR, chuyển đoạn nhiễm sắc thể cân bằng… 
  • Xét nghiệm đột biến mất đoạn vùng AZF trên nhiễm sắc thể Y: Khoảng 7% vô sinh nam do không có tinh trùng và thiểu tinh nặng do đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể Y Không phát hiện bằng nhiễm sắc thể đồ thông thường mà cần phải sử dụng kỹ thuật di truyền cao hơn. Xét nghiệm này được thực hiện bằng phương pháp phương pháp PCR và QF-PCR. Kết quả nếu xảy ra mất đoạn kết hợp vùng AZFa hoặc AZFb thì bệnh nhân đó không có tinh trùng và không thể có con bởi hiện nay chưa có phương pháp chữa trị. Trường hợp mất đoạn AZFc vẫn có thể tiến hành thụ tinh qua ống nghiệm IVF. 

Do sử dụng thiết bị và kỹ thuật hiện đại, chi phí của xét nghiệm này có thể dao động từ 2-3 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Quá trình kích trứng làm IVF: Quy trình và những lưu ý quan trọng

Xét nghiệm trước khi làm IVF hết bao nhiêu tiền? 

Tổng chi phí dành cho quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm trước khi làm IVF cho cặp vợ chồng sẽ có mức giao động tương đối từ 6.000.000 – 10.000.000 đồng. Trường hợp bạn cần thực hiện nhiều hơn các xét nghiệm cơ bản hoặc phải làm thêm các xét nghiệm đánh giá chuyên sâu thì mức chi phí có thể dao động tăng thêm từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

Để biết chính xác mức chi phí cụ thể cho các xét nghiệm thăm khám ban đầu và xét nghiệm IVF, bạn có thể liên hệ trực tiếp bác sĩ tư vấn tại Đông Đô IVF Center.

Đông Đô IVF Center - địa chỉ uy tín
Đông Đô IVF Center là địa chỉ thụ tinh trong ống nghiệm uy tín

Có thể bạn quan tâm:

Nuôi phôi trong ống nghiệm: Khám phá ý nghĩa và quy trình thực hiện

Những lưu ý để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm IVF

Một số lưu ý quan trọng có thể giúp bạn tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF đó là:

  • Chuẩn bị tinh thần lạc quan, không tự gây áp lực cho bản thân;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: uống nhiều nước, ăn thực phẩm sạch, chế độ ăn cân bằng các nhóm dưỡng chất, hạn chế các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ cay nóng; tăng cường rèn luyện thể dục thể thao…;
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu dấu hiệu béo phì;
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, thuốc lào…
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại, có nhiều hóa chất;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm thực phẩm chức năng;
  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về quy trình thực hiện, lựa chọn địa chỉ thực hiện IVF uy tín;

Với đội ngũ chuyên gia là những bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư hàng đầu về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, luôn sẵn sàng để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu cùng chi phí hợp lý, Đông Đô IVF Center sẽ là lựa chọn tin cậy cho các cặp vợ chồng và những phụ nữ đang mong muốn trở thành mẹ đơn thân vui vẻ, hạnh phúc. Hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đông Đô IVF qua hotline 1900 1965 hoặc 0965 89 6565 để được tư vấn chi tiết về quy trình và các xét nghiệm trước khi làm IVF.

Có thể bạn quan tâm:

Từ A – Z về hút trứng làm thụ tinh ống nghiệm – Thực hiện ước mơ làm mẹ
5/5 - (1 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. PFCLA: HIV and IVF treatment 
  2. Tufts Medical Center: Herpes Infection During Pregnancy
  3. CDC: STDs during Pregnancy – CDC Detailed Fact Sheet
  4. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ FSH, E2, AMH huyết thanh và chỉ số AFC với đáp ứng kích thích buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm – Lê Viết Nguyên Sa, Cao Ngọc Thành, Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung Ương Huế.
  5. UCFS Health: Prolactin blood test
  6. Sonography Gynecology Infertility Assessment, Protocols, and Interpretation. Tác giả: Laveena Kondagari; Jenna Kahn; Manvinder Singh.
  7. Frontiers in Reproductive Health: The Management of Clinical Varicocele: Robotic Surgery Approach
  8. Cập nhật kết quả áp dụng hướng dẫn xét nghiệm và xử lý tinh dịch đồ người theo who 2021 – Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM.
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận