Em bé thụ tinh ống nghiệm có bình thường không? Có khoẻ mạnh không?

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Chào đón em bé chào đời sau bao nhiêu khó khăn là niềm hạnh phúc mà nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn khao khát khi tìm đến phương pháp IVF. Tuy nhiên, khi làm IVF, bên cạnh nỗi lo về kinh tế thì nhiều cặp vợ chồng vẫn hoang mang liệu em bé thụ tinh ống nghiệm có bình thường không, có khỏe mạnh và thông minh không? Đông Đô IVF Center sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Em bé thụ tinh trong ống nghiệm có bình thường không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại  Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), em bé IVF hay em bé thụ tinh ống nghiệm cũng bình thường như những đứa trẻ khác về đặc điểm thể chất và trí tuệ[1]. Không có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy sự khác thường về sức khỏe và tinh thần của các em bé thụ tinh ống nghiệm so với các em bé được sinh tự nhiên. Cho đến nay đã có hàng triệu em bé IVF ra đời khỏe mạnh, phát triển bình thường, thông minh, hoạt bát và nhanh nhẹn.  

Em bé IVF hoàn toàn bình thường
Em bé IVF phát triển hoàn toàn bình thường

Quy trình làm IVF không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé

Sự khác biệt duy nhất giữa IVF và thụ tinh tự nhiên là trứng và tinh trùng được kết hợp trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi dưới sự giám sát của các chuyên gia lab giàu kinh nghiệm. Phôi sau khi được nuôi tạo thành công sẽ được chuyển vào tử cung của người mẹ. Quá trình sau đó, người mẹ mang thai và sinh con bình thường như với phương pháp mang thai tự nhiên.[2]

Toàn bộ quy trình thực hiện không có tác động nào làm thay đổi hệ gen hay các yếu tố khác về sinh lý, sức khỏe, tinh thần và trí tuệ. Do vậy, các em bé thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn bình thường như những đứa trẻ khác.[2]

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ IVF phát triển hoàn toàn bình thường

Bắt đầu từ năm 1978 khi đứa trẻ đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp IVF, đã có nhiều nghiên cứu về việc liệu em bé thụ tinh ống nghiệm có bình thường không. Cụ thể:

Từ năm 2008 đến 2010, chuyên gia Edwina Yeung từ Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người NICHD (Mỹ) và nhóm cộng sự đã theo dõi 5.800 trẻ được sinh ra ở New York trong đó có 1.830 em bé được chào đời từ các phương pháp hỗ trợ sinh sản (bao gồm IVF). 

Các phụ huynh tham gia được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan đến tuổi tác, sức khỏe, khả năng vận động, ngôn ngữ, phát triển xã hội. Nghiên cứu cũng tính đến vấn đề tuổi tác, sức khỏe, trình độ học vấn, các yếu tố ảnh hưởng như thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá của cha mẹ trước và trong quá trình mang thai. 

Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ trẻ em gặp các vấn đề về sức khỏe và sự phát triển giữa nhóm thụ tinh bình thường và thụ tinh trong ống nghiệm là tương đương nhau. Loại trừ các trường hợp sinh đôi do các em bé song sinh thường đẻ non và nhẹ cân dù có hay không sự can thiệp y học, các nhà khoa học đã kết luận không có bằng chứng cho thấy điều trị vô sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.[3]

Em bé IVF không có bất thường về phát triển
Có nhiều nghiên cứu cho thấy các em bé IVF không có bất thường về sự phát triển

Em bé IVF có thể mắc các dị tật bẩm sinh không? 

Nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh có thể xuất hiện ở cả nhóm trẻ em thụ tinh tự nhiên và trẻ em thụ tinh trong ống nghiệm. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy, tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh chỉ chiếm 3 – 4%, trong đó tỷ lệ mắc ở các em bé được sinh bằng phương pháp IVF chiếm 1%.[4]

Em bé IVF có nguy cơ mắc dị tật tương đương em bé tự nhiên
Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở các em bé thụ tinh tự nhiên và em bé IVF là tương đương

Khác với nghi ngờ của nhiều người rằng các em bé thụ tinh ống nghiệm có thể bất thường, tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh khi mang thai theo phương pháp này được kiểm soát tốt hơn bằng nhiều phương pháp. Cụ thể:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản và sàng lọc các bệnh di truyền ở cả bố và mẹ. Nhờ quá trình sàng lọc di truyền tiền làm tổ giúp loại trừ các trường hợp mắc bệnh bất thường về nhiễm sắc thể và gen như Hội chứng Turner, Down,  Edwards, Patau, Thalassemia,.. 
  • Lựa chọn và nuôi cấy phôi có chất lượng và tỷ lệ thành công cao nhất. Theo đó, các bác sĩ chỉ lựa chọn những tinh trùng khỏe mạnh nhất để kết hợp với trứng. Nhờ đó, giảm thiểu tối đa các nguy cơ em bé IVF mắc bệnh bẩm sinh. 
  • Theo dõi và tư vấn kỹ trong cả quá trình thụ tinh và cả quá trình mang thai. Với những trường hợp mang thai bằng phương pháp IVF, các bác sĩ sẽ theo dõi, thăm khám định kỳ trong suốt quá trình thụ thai và mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả người mẹ và em bé.

Những em bé sinh ra từ ống nghiệm 

Kể từ khi em bé IVF đầu tiên cất tiếng khóc chào đời cách đây hơn 45 năm, cho đến nay đã có hơn 8 triệu em bé ra đời bằng phương pháp này.

  • Trên thế giới: Vào năm 1978, Louise Brown là em bé IVF đầu tiên trên thế giới. Hiện tại, bà đã 45 tuổi, có 2 em bé khỏe mạnh, có công việc và cuộc sống ổn định. 
  • Tại Việt Nam: 3 em bé đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp IVF là  Lưu Tuyết Trân, Mai Quốc Bảo và Phạm Tường Lan Thy vào năm 1998. Sau 25 năm, họ đã trở thành những chàng trai, cô gái khỏe mạnh, có công việc và cuộc sống ổn định.

Tính đến nay, mỗi năm có hàng ngàn em bé thụ tinh trong ống nghiệm chào đời khỏe mạnh. Trong đó, tại Việt Nam có hơn 200.000 em bé IVF, đây là con số cao nhất khu vực ASEAN. [6]

Em bé IVF đầu tiên đã 45 tuổi
Em bé IVF đầu tiên trên thế giới đã bước sang tuổi 45

Giải đáp một số nhầm tưởng về em bé thụ tinh ống nghiệm

Bên cạnh thắc mắc, các em bé thụ tinh ống nghiệm có bình thường không, còn rất nhiều thắc mắc về phương pháp này. Đông Đô IVF Center sẽ làm rõ một số lầm tưởng phổ biến của cha mẹ:

  • Thụ tinh trong ống nghiệm sẽ sinh song thai hoặc đa thai: Thụ tinh trong ống nghiệm có thể sinh song thai hoặc đa thai. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy. Bởi khi tiến hành chuyển phôi, các bác sĩ sẽ tiến hành chuyển số lượng phôi phụ thuộc vào nhu cầu của gia đình và chất lượng phôi đạt tiêu chuẩn. Do đó, có một số trường hợp thụ tinh ống nghiệm sinh đôi hoặc sinh ba.
  • Em bé IVF chỉ có thể sinh mổ: Sau quá trình chuyển phôi thành công, người mẹ sẽ bắt đầu quá trình mang thai như bình thường. Không có nghiên cứu nào khẳng định,  em bé IVF bắt buộc phải sinh mổ. Việc sinh mổ hay sinh thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trọng lượng thai, sức khỏe và thể trạng của người mẹ.
  • Em bé IVF sinh ra lớn hơn bình thường: Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc em bé thụ tinh ống nghiệm có thể trạng lớn hơn so với các em bé thụ tinh tự nhiên. Trên thực tế, thể trạng  của em bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng phôi, cơ địa của thai phụ, quá trình chăm sóc và dinh dưỡng trong thai kỳ…. 

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc em bé thụ tinh ống nghiệm có bình thường không? Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc khác liên quan, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Đông Đô qua hotline 09 658 65 65. Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc, giúp ba mẹ chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chào đón thiên thần mới.

4/5 - (1 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Most differences in DNA binding compounds found at birth in children conceived by IVF not seen in early childhood – National Institutes of Health (NIH). 
  2. Are IVF Babies as Normal as Others? – INDIRA IVF.
  3. Infertility Treatments and Children’s Development – National Institutes of Health (NIH). 
  4. Are Babies Born From IVF Treatment Healthy? – Perticity IVF.
  5. Thụ tinh nhân tạo mong đẻ sinh đôi – VnExpress.
4/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận