Nuôi phôi trong ống nghiệm: Khám phá ý nghĩa và quy trình thực hiện

Bài viết được viết bởi ThS. Phùng Thị Sơn – Trưởng Labo và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Nuôi phôi trong ống nghiệm không chỉ là một bước trên hành trình tìm con của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn mà còn là lúc các chuyên gia và gia đình đặt nhiều hy vọng nhất. Kết quả nuôi cấy phôi sẽ quyết định đến tỷ lệ làm IVF thành công hay thất bại. Cụ thể về ý nghĩa, quy trình thực hiện và các lưu ý quan trọng của quy trình này sẽ được đưa tới cho bạn đọc qua bài viết dưới đây.

Nuôi phôi trong ống nghiệm là gì?

Nuôi cấy phôi là quy trình nuôi dưỡng trứng sau khi được thụ tinh với tinh trùng ở ngoài cơ thể mẹ trong quá trình tạo phôi thai IVF. Quá trình này được thực hiện trong phòng lab với môi trường được điều chỉnh như trong bụng mẹ, giúp phôi được phát triển tốt nhất. Phôi sau khi được nuôi dưỡng thành công sẽ chuyển vào cơ thể người mẹ để tiếp tục quá trình mang thai như bình thường. [1]

Từ năm 1998, Gardner DK và các cộng sự đã tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên về nuôi cấy và chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã giúp ích cho việc phát triển và điều chỉnh môi trường nuôi cấy phôi, làm tăng tỷ lệ nuôi cấy phôi thai thành công ở giai đoạn phôi nang. Cụ thể, nghiên cứu đã giúp kéo dài thời gian nuôi cấy phôi từ 2 – 3 ngày lên 5 – 6 ngày, giúp tăng số lượng tế bào phôi nang phân chia từ 2 – 8 tế bào lên 60-200 tế bào. Nhờ vậy giúp nâng cao tỷ lệ phôi thai sống sót và phát triển sau khi được chuyển vào cơ thể của người phụ nữ.[2]

Ngày nay, phôi được nuôi trong các giọt nhỏ môi trường và được đặt trên đĩa nuôi cấy có che phủ với dầu. Sau đó, phôi được lưu trữ trong tủ cấy nhằm mục đích duy trì các điều kiện như trong cơ thể mẹ. Phương pháp nuôi phôi trong ống nghiệm hiện nay đã tối ưu giúp các chuyên gia dễ dàng đánh giá chất lượng Labo cũng như kiểm soát được các yếu tố  tác động xấu ảnh hưởng đến chất lượng phôi…[3]

Nuôi cấy phôi trong ống nghiệm
Nuôi cấy phôi trong ống nghiệm là bước quan trọng quyết định thành công của IVF

Có thể bạn quan tâm:

IVF phôi loại 2 là gì, chất lượng có tốt không? – Chuyên gia giải đáp

Ý nghĩa của quy trình nuôi phôi trong ống nghiệm

Nuôi cấy phôi trong ống nghiệm là một quá trình bắt buộc khi thực hiện IVF. Nuôi cấy phôi thành công sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có con từ chính trứng và tinh trùng của mình. Bước nuôi cấy phôi sẽ được thực hiện sau khi trứng và tinh trùng được kết hợp thành công trong quy trình tạo phôi IVF. Phôi sẽ được nuôi cấy ở môi trường phòng thí nghiệm trước khi chuyển lại vào buồng tử cung.

Ngoài ra, quy trình nuôi cấy phôi trong ống nghiệm còn mang đến những lợi ích khác như [3]:

  • Lựa chọn phôi nang có khả năng làm tổ cao, tăng tỉ lệ thụ thai, giảm tỷ lệ đa thai;
  • Sàng lọc IVF và chẩn đoán di truyền tiền làm tổ ở những cặp vợ chồng mang bệnh lý di truyền, giúp chọn lựa chọn phôi khỏe mạnh để giảm tối đa nguy cơ sinh con mắc các dị tật bẩm sinh hay bệnh di truyền.
Nuôi cấy phôi giúp tăng tỉ lệ thụ thai
Nuôi cấy phôi trong ống nghiệm giúp tăng tỉ lệ thụ thai

Kỹ thuật được ứng dụng trong quá trình nuôi phôi 

Quy trình nuôi phôi trong ống nghiệm hiện đại đang được ứng dụng trong  công nghệ tủ Time lapse tích hợp AI. Đây là kỹ thuật theo dõi phôi trong ống nghiệm không xâm lấn hiện đại bậc nhất hiện nay. Kỹ thuật này ứng dụng nhiều trang thiết bị hiện đại như tủ nuôi cấy nhiều ngăn, kính hiển vi, camera theo dõi tự động.

Theo Thạc sĩ Phùng Thị Sơn – Trưởng Labo Đông Đô IVF Center, kỹ thuật Time lapse có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Đánh giá hình thái và động học hôi liên tục mà không cần di chuyển phôi ra khỏi tủ cấy, hạn chế tối đa tác động của các yếu tố môi trường như sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm tới sự phát triển của phôi so với các phương pháp đánh giá phôi truyền thống.
  • Đánh giá toàn bộ quá trình phát triển của phôi một cách khách quan và chính xác.
  • Quan sát liên tục và đánh giá sự phân chia của phôi nhờ hệ thống camera tự động. Từ đó phát hiện các phôi phân chia bất thường (như phân chia ngược, phân chia trực tiếp…), lựa chọn các phôi khỏe mạnh, có tiềm năng phát triển nhất để chuyển vào tử cung của người mẹ.
  • Tăng tỷ lệ thành công của IVF nhờ kết hợp kỹ thuật Time lapse và chuyển đơn phôi, đảm bảo an toàn trong điều trị, tăng tỉ lệ phôi làm tổ và mang thai, tăng tỷ lệ trẻ sinh ra sống khỏe mạnh, giảm tỷ lệ sảy thai, tiết kiệm thời gian và chi phí “tìm con” cho các cặp vợ chồng.
  • Ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên về sự phát triển của con nhờ camera tự động.
Công nghệ Timelapse có nhiều ưu điểm trong quá trình nuôi phôi
Công nghệ Timelapse có nhiều ưu điểm trong quá trình nuôi phôi

Quy trình nuôi phôi tại Đông Đô IVF Center

Quá trình nuôi phôi trong ống nghiệm thường diễn ra trong khoảng 5 – 6 ngày. Đối với những cặp vợ chồng không thể sinh con tự nhiên, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nội tiết để kích thích buồng trứng, sau đó chọc hút thu từ 8 – 16 trứng. Trứng thu được sẽ chuyển sang phòng thí nghiệm để tiến hành thụ tinh với tinh trùng từ người bố để tạo phôi.

Hiện nay có 2 phương pháp để thu tinh cho noãn: thụ tinh cổ điển (IVF cổ điển)tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Trong đó, ICSI là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất, có tỉ lệ thành công cao, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đây cũng là kỹ thuật thụ tinh đang được áp dụng tại Đông Đô IVF Center.

ICSI và IVF
ICSI là phương pháp hỗ trợ sinh sản có nhiều ưu điểm hơn IVF cổ điển

Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn – ICSI là phương pháp tiêm trực tiếp tinh trùng vào trứng để tạo phôi. Sau 2 giờ chọc hút trứng, các chuyên gia phôi học sẽ tiến hành loại bỏ các tế bào bên ngoài để chọn lọc noãn trưởng thành. Sau đó, tinh trùng sẽ được tiêm vào bào tương noãn bằng kim ICSI. Sau khi hoàn tất, các noãn sẽ được chuyển sang môi trường nuôi cấy và cho vào tủ CO2 ở 37 độ C.

Sau khoảng 16-18 giờ, chuyên gia sẽ kiểm tra sự thụ tinh của trứng và tinh trùng. Những noãn đã được thụ tinh sẽ tiếp tục theo dõi để đánh giá hình thái và quá trình phân chi trong 3-5 ngày tiếp theo.

Với những phôi đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển vào tử cung của người mẹ để tiếp tục quá trình phát triển. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn chuyển phôi vào buồng tử cung ngay trong chu kỳ điều trị kích thích buồng trứng (gọi là chuyển phôi tươi) hoặc chuyển sang trữ lạnh và sử dụng cho các chu kỳ chuyển phôi sau (chuyển phôi trữ lạnh).

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi phôi 

Theo các chuyên gia phôi học, có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả nuôi cây phôi gồm:

  • Độ tuổi của người mẹ: Cả chất lượng phôi và trứng đều bị ảnh hưởng bởi độ tuổi của người mẹ. Do đó, kết quả của quá trình nuôi cấy phôi cũng bị tác động bởi yếu tố này. Theo các nghiên cứu thống kê, độ tuổi của người mẹ càng cao thì khả năng tạo phôi và tỉ lệ phôi thai sống sót càng thấp; Ngược lại nếu người mẹ có độ tuổi trẻ hơn, tỷ lệ thành công của quá trình nuôi cấy phôi càng cao.[4]
  • Chất lượng và số lượng trứng, tinh trùng: Số lượng trứng thụ tinh càng nhiều cơ hội có nhiều phôi ở ngày 3 càng có nhiều phôi ngày 3 thì số phôi phát triển ở ngày 5 càng cao và ngược lại. Tương tự, chất lượng tinh trùng, trứng càng tốt thì khả năng sẽ có nhiều phôi và chất lượng phôi nang sẽ càng tốt. Vì vậy, tùy thuộc vào chất lượng của trứng và tinh trùng, chất lượng phôi ngày 3 các bác sĩ sẽ tư vấn có nên tiếp tục nuôi phôi đến ngày 5 không.[4]
  • Chất lượng phòng thí nghiệm và kinh nghiệm của chuyên viên phôi học: Trứng ,phôi  rất nhạy cảm, cần được nuôi cấy trong môi trường được kiểm soát nghiêm ngặt về các yếu tố dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí…. Do đó, kết quả nuôi cấy phôi phụ thuộc rất lớn vào chất lượng phòng Lab. Ngoài ra, nếu kinh nghiệm của chuyên viên phôi học tốt sẽ giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh, nuôi cấy, theo dõi và đánh giá. Do đó, đây cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao tỷ lệ thành công khi nuôi cấy phôi.
Độ tuổi của người mẹ tác động đến kết quả nuôi cấy phôi
Độ tuổi của người mẹ tác động đến kết quả nuôi cấy phôi

Những lưu ý quan trọng trong quá trình nuôi phôi 

Để quá trình nuôi phôi trong ống nghiệm thuận lợi, thu được kết quả tốt, các cặp vợ chồng cần chú ý:

  • Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng trước khi làm thủ thuật để thu được trứng và tinh trùng có chất lượng tốt nhất.
  • Tuân thủ các hướng dẫn về quy trình thực hiện trong mỗi bước của chu kỳ IVF
  • Lựa chọn cơ sở thực hiện, bác sĩ hỗ trợ uy tín, có chất lượng và chuyên môn tốt.

Nuôi phôi trong ống nghiệm có ỹ nghĩa rất quan trọng trong việc tối ưu tỷ lệ tạo phôi nhằm tăng tỉ lệ thành công của IVF. Để đạt được tỉ lệ thành công này, Đông Đô IVF Center đã ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhất như hệ thống tủ nuôi cấy Time Lapse tích hợp camera tự động, phòng Lab với hệ thống kiểm soát chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế…. Với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia phôi học giàu kinh nghiệm, Đông Đô IVF Center sở hữu quy trình làm IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên tới 80%. Để được tư vấn kỹ hơn về IVF, bạn đọc có thể liên hệ hotline 1900 1965.

5/5 - (1 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Embryo Culture – Biswajit Mondal, … N.P. Singh.
  2. Assessment of human embryo development using morphological criteria in an era of time-lapse, algorithms and ‘OMICS’: is looking good still important? – David K. Gardner, Basak Balaban.
  3. Hệ thống nuôi cấy phôi: Một số quan điểm mới – Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM.
  4. Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng khả năng làm tổ của phôi nang nguyên bội sau IVF – Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM. 
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận