“Trứng lép” có thụ tinh ống nghiệm được không? Có cơ hội mang thai không?

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Trứng lép hay trứng không phát triển sẽ không có hiện tượng rụng trứng, tức là tinh trùng sẽ không gặp được trứng để thụ tinh. Do đó, khả năng thụ thai tự nhiên của những người phụ nữ mang trứng lép cực kỳ thấp, thậm chí nếu thai nhi được hình thành từ trứng lép cũng có nguy cơ sảy thai rất cao. Vậy, trứng lép có thụ tinh ống nghiệm được không? Thắc mắc này sẽ được chuyên gia Đông Đô IVF Center giải đáp trong bài viết dưới đây.

Trứng lép là gì?

Trứng lép là cụm từ chỉ tình trạng trứng không phát triển, không có khả năng phóng noãn, hoặc không xảy ra hiện tượng rụng trứng để thực hiện thụ tinh cùng tinh trùng. Kích thước trứng lép chỉ khoảng từ 3 – 5mm, trong khi trứng bình thường khoẻ mạnh có kích thước từ 8 – 22mm. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do độ tuổi của nữ giới, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên căng thẳng hoặc rối loạn nội tiết kéo dài.  Bên cạnh tình trạng giảm kích thước, chị em bị trứng lép còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới, ra dịch âm đạo bất thường. [1]

Nữ giới có trứng lép có thụ tinh ống nghiệm được không?

Bác sĩ Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center cho biết, phụ nữ bị trứng lép hoàn toàn có thể thụ tinh ống nghiệm thành công vì vậy chị em không nên lo lắng về việc trứng lép có thụ tinh ống nghiệm được không. Không những thế, đây được coi là phương pháp ưu tiên hàng đầu để điều trị vô sinh, hiếm muộn.

Điều này được lý giải rằng, quá trình IVF có sử dụng thuốc nội tiết giúp kích thích tối đa sự phát triển của các nang trứng ở người phụ nữ. Các bác sĩ sẽ chọn những trứng đạt chất lượng tốt nhất để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và tạo thành phôi, sau đó chuyển phôi thụ tinh thành công vào cơ thể người phụ nữ. Điều này mang lại cơ hội làm mẹ cao hơn cho những chị em bị suy buồng trứng, trứng lép.

Ngoài ra các cặp vợ chồng có thể tìm hiểu những thông tin về tinh trùng yếu có làm ivf được không. Việc trứng lép và tinh trùng yếu là mối quan tâm của rất nhiều ba mẹ trong quá trình thăm khám IVF.

Phụ nữ bị trứng lép vẫn có cơ hội làm mẹ với IVF
Phụ nữ bị trứng lép vẫn có cơ hội làm mẹ với IVF

Tại Đông Đô IVF Center, đã có nhiều trường hợp làm IVF thành công cho nữ giới có trứng lép. Điển hình như trường hợp của chị Vũ Thị M. (36 tuổi, Ninh Bình). Tình trạng của vợ chồng chị M hiếm muộn nhiều năm, dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng chưa thành công. Nguyên nhân do chị có chỉ số AMH thấp chỉ 0,45, chất lượng trứng kém hay còn gọi là trứng lép, không đủ điều kiện để thụ tinh.

Đến với Trung tâm, chị M được bác sĩ Tăng Đức Cương xây dựng phác điều trị chuyên biệt, sử dụng thuốc cân bằng nội tiết trong 5 tháng. Đến thời điểm tái khám, chị M đã đủ điều kiện kích trứng với các chỉ số chất lượng trứng cải thiện rõ rệt. Trải qua hành trình làm IVF, gia đình chị M đã thành công đón một công chúa nhỏ khỏe mạnh. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp trứng lép, suy buồng trứng đã làm IVF thành công tại Đông Đô IVF Center.

Xem thêm:

Giải đáp về thụ tinh trong ống nghiệm có phải con mình không

Điều trị vô sinh/hiếm muộn cho người trứng lép 

Để mang lại tỉ lệ có thai cao hơn, đối với các chị em bị suy buồng trứng, trứng lép, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định mức độ chức năng buồng trứng. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của buồng trứng sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau.

Bước 1: Khám và xác định tình trạng trứng lép [2]

Bao gồm: Khám lâm sàng và cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm chuyên sâu).

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ thực hiện một số kỹ thuật khám phụ khoa cơ bản như thăm khám vùng bụng, vùng chậu, khám cơ quan sinh dục nữ…
  • Siêu âm: Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm ngã âm đạo để đánh giá về số lượng, kích thước các nang noãn ở buồng trứng. Phương pháp này cũng cho phép xác định sự có mặt và kích thước của những nang trứng nhỏ, trứng lép.
  • Xét nghiệm chuyên sâu: Được chỉ định trong từng trường hợp khác nhau, như kiểm tra nồng độ estrogen, FSH, LH…

Bước 2: Xây dựng phác đồ điều trị vô sinh, hiếm muộn

Phác đồ điều trị vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ bị trứng lép khác nhau phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Cụ thể về điều này, bác sĩ Tăng Đức Cương giải thích:

  • Trường hợp có đáp ứng với phác đồ kích thích buồng trứng: Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp kích thích để các nang noãn phát triển đến kích thước tối đa và đẩy nhanh quá trình rụng, từ đó làm gia tăng tỉ lệ có thai tự nhiên.
  • Trường hợp suy giảm chức năng buồng trứng, trứng lép, nang noãn không phát triển: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc nội tiết để kích thích hoạt động của buồng trứng và các cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả. Bởi nó còn phụ thuộc vào cơ địa của người phụ nữ và mức độ suy giảm của buồng trứng.
  • Trường hợp suy giảm buồng trứng, nang trứng không phát triển, không đáp ứng với cả 2 phác đồ trên: Bác sĩ tư vấn lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm IVF hoặc IVF – ICSI là giải pháp ưu tiên trong trường hợp này. Phác đồ hỗ trợ sinh sản bằng IVF sẽ được xây dựng cá nhân hóa để phù hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của từng người.
  • Trường hợp không đáp ứng thuốc, không có trứng trưởng thành đạt điều kiện để thực hiện IVF: Các cặp vợ chồng có thể xem xét việc xin noãn để tiếp tục thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm…
Thăm khám và điều trị IVF
Thăm khám và điều trị sớm giúp tăng tỉ lệ mang thai thành công

Lưu ý giúp tăng chất lượng trứng làm IVF

Những cặp vợ chồng bị trứng lép mong muốn có thai cần chú ý:

  • Thăm khám và điều trị sớm với phương pháp phù hợp để tăng cơ hội mang thai.
  • Sử dụng các loại thuốc nội tiết, thuốc kích trứng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về hàm lượng, cách dùng, thời gian sử dụng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng dinh dưỡng, lành mạnh, xây dựng chế độ ăn gì bổ trứng làm IVF, bổ sung thêm các loại cá giàu omega – 3, thực phẩm giàu sắt, kẽm… tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
  • Giữ tinh thần thoải mái, duy trì chế độ tập luyện thường xuyên để cải thiện sức khỏe và khả năng sinh sản.
Sử dụng thuốc kích trứng
Sử dụng thuốc kích trứng theo chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất

Giải đáp các câu hỏi về vấn đề trứng lép làm thụ tinh ống nghiệm

Một số câu hỏi chị em thường thắc mắc liên quan đến vấn đề trứng lép cũng được trả lời chi tiết:

1. Có thể phòng ngừa trứng lép được không? 

Ngoại trừ trường hợp trứng lép do bẩm sinh thì chị em có thể phòng ngừa nguy cơ suy buồng trứng, trứng lép. Các biện pháp được bác sĩ Tăng Đức Cương hướng dẫn gồm có:

    • Định kỳ khám phụ khoa 6 tháng/lần hoặc thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường;
    • Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe sinh sản như trứng, súp lơ, thực phẩm giàu omega – 3;
    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress…
Xây dựng lối sống lành mạnh
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ trứng lép

2. Trứng lép có thể mang thai tự nhiên được không? 

Câu trả lời của bác sĩ Tăng Đức Cương cho biết, chỉ một vài trường hợp rất hiếm hoi phụ nữ bị trứng lép có thể mang thai tự nhiên. Tuy nhiên, các trường hợp này có thể cần đến phương pháp hỗ trợ sinh sản khác và tỉ lệ sảy thai cũng cao hơn bình thường.

3. Làm sao để biết trứng tốt? 

Cách tốt nhất để đánh giá chất lượng trứng là thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm máu, xét nghiệm FSH, AMH, siêu âm… [3]

4. Trứng lép có làm IUI được không? 

IUI là phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung để hỗ trợ việc thụ thai. Với phụ nữ bị trứng lép, chất lượng trứng không tốt, không có khả năng phát triển, phương pháp này vẫn có thể thực hiện được nhưng khả năng thành công để mang thai thấp hơn nhiều so với IVF.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc trứng lép có thụ tinh ống nghiệm được không. Đối với những trường hợp này, IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản được ưu tiên hàng đầu trong điều trị bởi tỉ lệ thành công cao hơn. Để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc thực hiện IVF ở phụ nữ bị trứng lép, chị em có thể liên hệ hotline 19001965.

5/5 - (1 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Primary ovarian insufficiency (2023) Mayo Clinic. Available at: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premature-ovarian-failure/symptoms-causes/syc-20354683 (Accessed: January 24, 2024).
  2. “Primary ovarian insufficiency” (2003) Endocrine System. Available at: https://medlineplus.gov/primaryovarianinsufficiency.html (Accessed: January 24, 2024).
  3. Rebar R. W. (2022) Giảm dự trữ buồng trứng (DOR), Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia. Available at: https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/ph%E1%BB%A5-khoa-v%C3%A0-s%E1%BA%A3n-khoa/v%C3%B4-sinh/gi%E1%BA%A3m-d%E1%BB%B1-tr%E1%BB%AF-bu%E1%BB%93ng-tr%E1%BB%A9ng-dor (Accessed: January 24, 2024).
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận