Canh niêm mạc uống thuốc cảm được không? – Những lưu ý quan trọng

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Bị cảm cúm trong quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung để làm IVF là tình trạng khá phổ biến, nhưng nhiều người lo lắng việc dùng thuốc cảm trong thời gian này sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị hiếm muộn. Vậy khi đang canh niêm mạc uống thuốc cảm được không? Nên dùng như thế nào? Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia đầu ngành.

Canh niêm mạc uống thuốc cảm được không?

Theo bác sĩ Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center, trong trường bị cảm cúm, nữ giới vẫn có thể sử dụng một số loại thuốc cảm. Có thể thấy tình trạng các chị em bị ốm, cảm cúm trong giai đoạn chuẩn bị niêm mạc là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Tuy nhiên, việc nên uống loại thuốc gì trong trường hợp này cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Giải đáp cho thắc mắc canh niêm mạc uống thuốc cảm được không, phụ nữ bị cảm trong thời kỳ canh niêm mạc tử cung cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc
Phụ nữ bị cảm trong thời kỳ canh niêm mạc tử cung cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc

Dưới đây là một số loại thuốc cảm mà bạn có thể cân nhắc sử dụng, nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng:[1]

  • Paracetamol: Paracetamol thường được coi là an toàn khi dùng trong quá trình làm IVF và và không gây kích ứng niêm mạc. Tác dụng chính của loại thuốc này là hạ sốt, giảm đau và làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, để an toàn nhất chị em chỉ nên dùng paracetamol theo lời khuyên của bác sĩ. 
  • Kháng sinh: Trong thời gian chuẩn bị niêm mạc tử cung, chị em có thể sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị cảm cúm như các loại thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1, loratadin hoặc cetirizin để giảm triệu chứng ngạt mũi.

Bên cạnh những loại thuốc dùng được, dưới đây là một số loại thuốc cần tránh:

  • Ibuprofen: Mặc dù là thuốc giảm đau và chống viêm hiệu quả, một số nghiên cứu cho thấy thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen, có thể ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép, làm tổ của phôi và gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc tử cung. Do đó, chị em nên tránh dùng thuốc này trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và đặc biệt là sau khi chuyển phôi.
  • Thuốc kháng sinh mạnh: Nếu cảm cúm kéo dài kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ và mua thuốc theo đơn, cần tránh tự ý sử dụng các loại kháng sinh mạnh như tetracycline hoặc doxycycline vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển của niêm mạc tử cung.

Bị cảm có ảnh hưởng gì đến quá trình canh niêm mạc làm IVF không?

Cảm lạnh nhẹ thông thường mà phụ nữ gặp phải, ngay cả khi làm IVF, đây không phải là vấn đề lớn. Mức độ ảnh hưởng thường phụ thuộc vào tính nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu chỉ bị cúm thông thường, đau họng, sốt cao, bạn nên hoãn chuyển phôi, đợi một chu kỳ cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Một số trường hợp cảm cúm diễn biến nặng trong quá trình làm IVF, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để nghỉ ngơi và xem xét hoãn chuyển phôi. Việc làm IVF có thể được tiếp tục lại khi bệnh thuyên giảm. Đây là sự lựa chọn của mỗi cá nhân và nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm và giai đoạn điều trị.

Nên chuyển phôi khi tình trạng sức khoẻ ổn định nhất 
Nên chuyển phôi khi tình trạng sức khoẻ ổn định nhất

Những lưu ý khi bị cảm trong quá trình canh niêm mạc

Cảm cúm có thể không gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung. Dưới đây là một số lời khuyên giúp các cặp đôi bảo vệ sức khỏe trước khi bắt đầu làm IVF.

  • Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh các bệnh lý cảm cúm thông thường. Các bác sĩ khuyến khích giai đoạn này nên ăn nhiều trái cây như cam, quýt, bưởi, dâu tây và kiwi để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra các loại rau xanh lá như cải bó xôi, bông cải xanh, và ớt chuông cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Nếu cảm cúm nhẹ, bạn có thể có thể tham khảo cách cải thiện bằng một số loại thức uống như trà gừng, mật ong và chanh để giảm triệu chứng cảm hoặc những món ăn giúp làm ấm cơ thể và tăng cường miễn dịch…
  • Tránh căng thẳng: Điều quan trọng là phải uống nhiều nước, ngủ ngon, tránh tiếp xúc với nhiều người và giữ tinh thần thoải mái.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi bắt đầu quá trình IVF để đảm bảo không có bệnh lý nào ảnh hưởng đến kết quả.
Chị em có thể sử dụng nước mật ong gừng ấm để giảm các triệu chứng
Chị em có thể sử dụng nước mật ong gừng ấm để giảm các triệu chứng

Trên đây là những giải đáp chi tiết cho thắc mắc canh niêm mạc uống thuốc cảm được không. Hy vọng rằng độc giả đã có cho mình những kiến thức bổ ích, qua đó biết được cách phòng ngừa thế nào cho hiệu quả nhất để có một thể trạng khỏe mạnh để chuẩn bị cho quá trình canh niêm mạc.

Rate this post

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo: 

  1. Sahay, R. (2023, June 8). Navigating cold and flu during IVF treatment – India IVF fertility. India IVF Clinic. https://www.indiaivf.in/blog/cold-and-flu-during-ivf-and-embryo-transfer/

Rate this post

Để lại bình luận