Hơn 25 năm phát triển của phương pháp thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam 

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Theo các báo cáo mới nhất của Bộ Y tế,  tỷ lệ vô sinh ở nước ta chiếm 7,7%, trong đó có khoảng 50% cặp vợ chồng dưới 30 tuổi.[1]Cùng với đó, kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam cũng đang ngày một phổ biến, trở thành cánh cửa mở ra hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, góp phần duy trì thời kỳ dân số vàng. Trải qua hơn 25 năm kể từ những thành công đầu tiên, kỹ thuật IVF đã ngày một hoàn thiện hơn.

Lịch sử phát triển của phương pháp thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam  

Thụ tinh ống nghiệm có mặt trên thế giới từ năm 1959 [2]. Sự kết hợp thành công giữa noãn và tinh trùng của động vật có vú trong phòng thí nghiệm đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của IVF. Thí nghiệm này đã chứng minh được quá trình thụ tinh có thể diễn ra ở bên ngoài cơ thể, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nghiên cứu IVF.

Tiếp đó năm 1978, em bé thụ tinh ống nghiệm đầu tiên trên thế giới ra đời đã trở thành đòn bẩy giúp phương pháp này trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.

Tại Việt Nam, sự phát triển của phương pháp thụ tinh ống nghiệm có những cột mốc quan trọng và nhiều ý nghĩa [3]:

  • Từ sau năm 1997, kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm mới được đưa vào nước ta. Và trong suốt 10 năm, từ 1997 tới năm 2007 IVF đã trở nên vô cùng phổ biến, được nghiên cứu chuyên sâu, đưa vào giảng dạy tại các trường đại học. 
  • Ngày 30-4-1998, Bệnh viện Từ Dũ thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và chào đón 3 em bé IVF chào đời khỏe mạnh. 
  • Từ năm 2007, hầu hết các kỹ thuật liên quan tới IVF đều được thực hiện tại Việt Nam. Sau đó, kỹ thuật IVF tiếp tục được nghiên cứu và phát triển, những tiến bộ công nghệ và cơ sở vật chất tốt nhất đã được các trung tâm hỗ trợ sinh sản ứng dụng rộng rãi. Tỷ lệ thành công được cải thiện một cách đáng kể và ngang tầm với các trung tâm trên thế giới. Bên cạnh đó, nhiều trung tâm IVF được thành lập, nâng tổng số đơn vị hỗ trợ sinh sản của cả nước lên 54.
  • Giai đoạn từ 2010 đến nay đánh dấu sự phát triển vượt bậc của IVF tại Việt Nam, bắt kịp với sự phát triển với thế giới. Việc áp dụng các kỹ thuật mới như ICSI (Intracytoplasmic Sperm Injection), PGD (Preimplantation Genetic Diagnosis) đều đã được các trung tâm y tế triển khai thành công, mở ra cánh cửa hy vọng cho các cặp đôi hiếm muộn lâu năm.
  • Năm 2019, cả Việt Nam có gần 35.000 trường hợp thụ tinh ống nghiệm, cao nhất khu vực ASEAN
Kỹ thuật Thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam không thua kém gì các nước phát triển
Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam không thua kém gì các nước phát triển

Thành tựu đã đạt được 

Sau hơn 25 năm kể từ cột mốc 3 em bé IVF đầu tiên được sinh ra tại Việt Nam. Cho đến nay, nước ta có khoảng 50.000 trường hợp IVF mỗi năm, khoảng 200.000 trẻ ra đời[4]. Không chỉ liên tục cập nhật những công nghệ mới nhất trên thế giới, kỹ thuật thực hiện IVF còn được các bác sĩ nước ta tối ưu sao cho phù hợp nhất với thể trạng người Việt. 

Sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ nuôi phôi, sàng lọc phôi đã giúp nâng cao tỷ lệ IVF thành công. Thậm chí ở một số đơn vị, tỷ lệ này có thể lên tới 70% ở nhóm dưới 30 tuổi, điển hình như Đông Đô IVF Center. 

Thực tế, có nhiều kỹ thuật IVF còn được các bác sĩ Việt Nam thực hiện tốt hơn ở nước ngoài. Mỗi năm có khoảng 20-30 chuyên viên các nước trong khu vực, lẫn các nước phát triển như Úc, Pháp, Mỹ, Đức… qua nước ta để học hỏi thêm. Không ít gia đình nước ngoài tìm đến Việt Nam để thực hiện kỹ thuật IVF.

Thêm vào đó, chi phí làm IVF tại Việt Nam cũng rẻ hơn so với các nước khu vực Đông Nam Á, đưa Việt Nam trở thành một trong những lựa chọn thụ tinh ống nghiệm hàng đầu của cả trong nước và khu vực.

Thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể
Thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể

Những em bé thụ tinh ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam

IVF ở Việt Nam đã mất hơn 10 năm để chuẩn bị do hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực chuyên môn. Ngày 19/8/1997, GS Đỗ Nguyên Phương – bộ trưởng bộ y Tế  đã ký quyết định cho phép bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện những ca IVF đầu tiên, đứng đầu nhóm nghiên cứu là bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Đồng hành cùng bác sĩ Phượng là bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan, bác sĩ Tường Hồ Mạnh Tường và sự hỗ trợ và hợp tác của các chuyên gia người Pháp. Ngày 30/4/1998, 3 em bé IVF đầu tiên của Việt Nam được chào đời, đánh dấu mốc quan trọng cho IVF Việt Nam.[5]

Đến nay, các em bé Mai Quốc Bảo, Phạm Tường Lan Thy và Lưu Tuyết Trân đã trưởng thành, khỏe mạnh, đạt được những thành tựu nhất định trong học tập và công việc.

Đã hơn 25 năm kể từ ngày những em bé thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ra đời tại Việt Nam
Đã hơn 25 năm kể từ ngày những em bé thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ra đời tại Việt Nam

Nhìn nhận cơ hội phát triển 

Có thể thấy, thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam xuất phát muộn hơn các nước trên thế giới. Tuy nhiên sau nhiều năm nỗ lực Ngành hỗ trợ sinh sản và thụ tinh ống nghiệm ở nước ta đang ngày một phát triển. 

Việt Nam đang được đánh giá là nước có chuyên ngành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phát triển mạnh trong khu vực ASEAN, dựa trên các yếu tố như quy mô, kinh nghiệm, có nhiều chuyên gia được biết đến trong giới chuyên môn khu vực, số lượng báo cáo khoa học trên tạp chí uy tín…

Theo nhiều chuyên gia, kỹ thuật IVF tại Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cũng rẻ hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Với những lợi thế về dịch vụ, ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới và chi phí, ngành hỗ trợ sinh sản Việt Nam hứa hẹn sẽ vươn lên. [6]

Các trung tâm IVF lớn trong nước cũng đã thực hiện thành công cho nhiều gia đình kiều bào từ các nước Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc về Việt Nam để tìm con, mở ra tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch y tế trong tương lai.

Tìm hiểu thêm thông tin:

Đông Đô IVF Center đóng góp cho sự phát triển của ngành hỗ trợ sinh sản nước nhà

Là một trong 54 trung tâm hỗ trợ sinh sản trên cả nước, Đông Đô IVF Center luôn nỗ lực không ngừng để đưa đến những giải pháp hiện đại và tốt nhất trong điều trị vô sinh cho cặp đôi mong muốn có con. Sứ mệnh của Đông Đô IVF Center không chỉ đơn thuần là mang lại hy vọng cho những cặp vợ chồng khao khát có con, mà còn là đóng góp tích cực vào sự phát triển của lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam. 

Để tối ưu quy trình IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên tới 80%, Đông Đô IVF Center đặc biệt chú trọng đầu tư vào hệ thống phòng lab, cập nhật những công nghệ mới nhất, thiết bị hiện đại nhất, ứng dụng vào quá trình thụ tinh ống nghiệm cho khách hàng. Phác đồ điều trị được các bác sĩ tối ưu, cá nhân hoá cho từng đối tượng, đồng thời đồng hành với các cặp đôi xuyên suốt hành trình làm IVF.

Bác sĩ Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô, Giám đốc Đông Đô IVF Center cho biết: “Đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm đã không ngừng nỗ lực, cố gắng hơn nữa. Đặc biệt, các chuyên gia và bác sĩ tại Đông Đô IVF Center cũng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường học hỏi các phương pháp mới, nâng cao chuyên môn kỹ thuật trong điều trị vô sinh, hiếm muộn, nhằm mang lại hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn trên địa bàn và các tỉnh lân cận.”

Trải qua hơn 25 năm phát triển, thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam đã giúp rất nhiều em bé khỏe mạnh chào đời và góp phần nâng cao chất lượng dân số nước ta. Trong tương lai, kỹ thuật này sẽ tiếp tục được hoàn thiện và nâng cao để mang tới hy vọng cho nhiều gia đình hiếm muộn hơn nữa.

5/5 - (1 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Liễu D. (2023) 7,7% dân số Việt Nam bị vô sinh, hiếm muộn, tuoitre.vn. Available at: https://tuoitre.vn/7-7-dan-so-viet-nam-bi-vo-sinh-hiem-muon-20231117174515999.htm (Accessed: February 16, 2024).
  2. Eskew, A. M. and Jungheim, E. S. (2017) “A History of Developments to Improve in vitro Fertilization,” Missouri Medicine, 114(3), p. 156.
  3. Online T. T. (2020) Việt Nam và lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm: đi đầu về kỹ thuật, đi sau về dịch vụ, tuoitre.vn. Available at: https://tuoitre.vn/viet-nam-va-linh-vuc-thu-tinh-trong-ong-nghiem-di-dau-ve-ky-thuat-di-sau-ve-dich-vu-2020111913535007.htm (Accessed: February 16, 2024).
  4. Thuý P. (2023) Nở rộ trung tâm hỗ trợ sinh sản, người hiếm muộn chọn lối đi tắt, Vietnamnet.vn. Available at: https://vietnamnet.vn/no-ro-trung-tam-ho-tro-sinh-san-nguoi-hiem-muon-chon-loi-di-tat-2154013.html (Accessed: February 16, 2024).
  5. Online T. T. (2023) “Cô bé ống nghiệm” đầu tiên của Việt Nam bước vào tuổi 25, tuoitre.vn. Available at: https://tuoitre.vn/co-be-ong-nghiem-dau-tien-cua-viet-nam-buoc-vao-tuoi-25-20230426171023321.htm (Accessed: February 16, 2024).
  6. Online T. T. (2020) Việt Nam và lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm: đi đầu về kỹ thuật, đi sau về dịch vụ, tuoitre.vn. Available at: https://tuoitre.vn/viet-nam-va-linh-vuc-thu-tinh-trong-ong-nghiem-di-dau-ve-ky-thuat-di-sau-ve-dich-vu-2020111913535007.htm (Accessed: February 16, 2024).

 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận