Ăn gì sau khi làm thụ tinh ống nghiệm để mang thai thành công?

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Theo Bác sĩ Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng yếu tố ảnh hưởng kết quả chuyển phôi. Chính vì vậy, những câu hỏi như ăn gì sau thụ tinh ống nghiệm, kiêng gì sau khi chuyển phôi… được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết thắc mắc về chế độ ăn khi làm IVF.

Nên ăn gì sau khi làm thụ tinh ống nghiệm?

Sau khi chuyển phôi, các chuyên gia thường khuyên chị em nên bổ sung tăng cường một số thực phẩm có lợi để tạo môi trường thuận lợi cho phôi phát triển, hỗ trợ quá trình mang thai.

Các loại cá biển

Các loại cá biển, đặc biệt là cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ… rất giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng cao Omega 3 [1] giúp điều chỉnh lượng hormone sinh sản, tăng lưu lượng máu tới cơ quan sinh sản, tăng khả năng làm tổ thành công của phôi thai. Ngoài ra, cá béo còn là nguồn cung cấp protein, sắt, kẽm, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho phụ nữ.

Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì sau khi làm thụ tinh ống nghiệm, cá hồi sẽ là thực phẩm để bạn lựa chọn
Cá hồi là thực phẩm chứa nguồn acid béo dồi dào

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ sau khi chuyển phôi nên ăn ít nhất 224g và tối đa 340gam cá biển mỗi tuần và chỉ ăn 2 – 3 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe.

Tên thực phẩm

Hàm lượng omega 3 [2]

Cá hồi 2260 mg/100g
Cá ngừ 5134 mg/100g
Cá thu 4417 mg/100g
Cá mòi 1480 mg/100g

Các loại đậu

Nếu bạn đang băn khoăn nên ăn gì sau thụ tinh ống nghiệm để mang thai thành công thì đừng quên bổ sung các loại đậu (đậu nành, đậu lăng…). Đây là nguồn cung cấp protein dồi dào giúp kiểm soát việc sản xuất nội tiết tố. Không chỉ vậy, một số loại đậu như đậu nành chứa nhiều phytoestrogen có khả năng kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung, giúp hỗ trợ quá trình thụ thai ở phụ nữ. [3]

Bổ sung các loại đậu giúp tăng khả năng thụ thai thành công
Bổ sung các loại đậu giúp tăng khả năng thụ thai thành công

Các loại đậu đỏ, đậu lăng, đậu đen… còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho quá trình thụ thai như vitamin A, canxi, mangan, isoflavone, anthocyanin, omega-3, acid folic… Với các loại đậu chứa isoflavone, bạn có thể tiêu thụ khoảng 40 -100mg/ngày, tương đương khoảng 100g đậu.

Thực phẩm Hàm lượng dinh dưỡng
Đậu nành [4] Carbohydrate: 8.4 g

Chất xơ: 6 g

Đường: 3 g

Chất béo: 7.3g

Chất đạm: 18.2 g

Đậu rồng [5] Calo (kcal): 408

Natri: 38 mg

Kali: 977 mg

Carbohydrate: 42 g

Chất xơ: 26 g

Protein: 30g

Calci: 440mg

Sắt: 13.4 mg

Vitamin B6: 0.2 mg

Magnesi: 179 mg

Đậu đen [6] Chất béo: 1.45 g

Chất xơ: 4.2 g

Tinh bột 35.6 g

Đường: 0.3 g

Protein: 8.9 g

Canxi: 191 mg

Sắt: 5.34 mg

Kali: 1540 mg

Đậu nành [4] Carbohydrate: 8.4 g

Chất xơ: 6 g

Đường: 3 g

Chất béo: 7.3g

Chất đạm: 18.2 g

Thịt bò

Thịt bò là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ mới chuyển phôi và đang cố gắng thụ thai. Loại thực phẩm này chứa giàu protein, sắt, vitamin B12 và vitamin B6. Đây là những dưỡng chất quan trọng giúp ổn định nội tiết, bổ máu, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình thụ thai và phát triển của thai nhi. Nguồn dinh dưỡng dồi dào trong thịt bò còn giúp phụ nữ mới chuyển phôi giảm mệt mỏi, choáng váng, đau đầu… Với người khoẻ mạnh, lượng thịt bò nên ăn ở lượng phù hợp, vào khoảng 300 – 500g thịt bò/tuần.

Dưỡng chất Hàm lượng/100gr [7]
Protein 25.9g
Canxi 18mg
Sắt, Fe 2.6mg
Magie 21mg
Thịt bò là thực phẩm bổ máu tốt cho sức khoẻ 
Thịt bò là thực phẩm bổ máu tốt cho sức khoẻ

Rau xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, mồng tơi…. rất giàu chất chống oxy hóa, sắt và acid folic. Ăn nhiều các loại rau xanh này giúp cải thiện nội mạc tử cung, điều chỉnh pH môi trường sinh dục nữ, tăng khả năng thụ thai thành công.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều rau xanh còn giúp chị em tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, phòng bệnh thiếu máu và dị tật thai nhi khi mang thai. Phụ nữ làm IVF và cả người bình thường có thể ăn từ 100g rau xanh mỗi ngày.

Thực phẩm Dinh dưỡng /100gr
Bông cải xanh [8] Vitamin E: 0.15mg

Vitamin C: 91.3mg

Vitamin K: 102µg

Vitamin A: 8µg

Selen: 1.6µg

Vitamin B-6: 0.191mg

Rau cải thìa [9] Lượng calo :13 kcal

Chất béo : 0,2 g

Natri : 45,5mg

Carbohydrate : 2,2 g

Chất xơ :1,0 g

Đường : 1,2 g

Chất đạm : 1,5 g

Vitamin K : 360mg

Vitamin A : 318µg

Caroten : 3,828µg

Rau bina [10] Protein: 2.91g

Canxi: 67mg

Sắt 1.05g

Magie 93mg

Kẽm: 0.42mg

Iot: 6.1µg

Trái cây tươi

Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, phụ nữ ăn nhiều trái cây có nguy cơ lạc nội mạc tử cung thấp hơn 22% so với những người không có khẩu phần ăn tương ứng [11]. Chẳng hạn, các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, phúc bồn tử… cung cấp hàm lượng cao chất chống oxy hóa, vitamin C, E, B9, chất xơ… giúp ngăn ngừa sự lão hóa của tế bào trứng, ngừa phản ứng viêm tại cơ quan sinh sản.

Chuối, bơ là những trái cây rất giàu magie và kali. Phụ nữ mới chuyển phôi ăn nhiều các loại trái cây này giúp cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết, làm ổn định nội mạc tử cung, hỗ trợ quá trình thụ thai.

Các loại trái cây tươi mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể
Các loại trái cây tươi mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể
Thực phẩm Dinh dưỡng/100gr 
Chuối [12] Vitamin B6: 0,234 mg

Vitamin C: 9,7 mg

Vitamin A: 1 µg

Vitamin K: 0,2µg

Việt quất [13] Vitamin C: 8.1 mg

Canxi: 12mg

Potassium: 86mg

Phosphorus: 13mg

Dâu tây [14] Vitamin C: 59.6mg

Canxi: 17mg

Kẽm: 0.11mg

Magie: 12.5mg

Ngũ cốc nguyên hạt

Một chế độ ăn giàu kẽm giúp hỗ trợ quá trình chuyển phôi, tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ làm IVF. Do đó, sau khi chuyển phôi, chị em nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc nguyên hạt.

Không chỉ giàu kẽm, ngũ cốc nguyên hạt còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời chứa nhiều magie, selen, mangan, chất xơ. Chúng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, béo phì, giúp chị em có kết quả chuyển phôi tốt nhất.

Phụ nữ làm IVF có thể bổ sung ngũ cốc vào thực đơn ăn sáng từ 3 – 4 lần/tuần với khẩu phần ăn từ 30 – 40g cho mỗi bữa.

Dưỡng chất/Thực phẩm Hàm lượng kẽm (mg) /100gr [15]
Hạt bí 10mg
Hạt điều 6mg
Hạt hạnh nhân 3mg
Hạt Chia 4mg

Uống nhiều nước

Dù ở giai đoạn nào của quá trình thụ tinh ống nghiệm bạn cũng cần bổ sung ít nhất 2l nước mỗi ngày, tương đương 6 – 8 cốc nước. Uống đủ nước sau khi chuyển phôi giúp tăng tuần hoàn máu, cân bằng nội tiết, làm dày tử cung và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ở nội mạc tử cung.

Uống đủ nước giúp hỗ trợ quá trình thụ thai
Uống đủ nước giúp hỗ trợ quá trình thụ thai

Không nên ăn gì sau khi chuyển phôi?

Bên cạnh các thực phẩm có lợi, cần bổ sung sau giai đoạn chuyển phôi, chị em cần tránh những thực phẩm dưới đây để có một kết quả IVF như mong đợi:

  • Đồ ăn cay nóng: Tăng nguy cơ sảy thai sau khi chuyển phôi.
  • Rượu bia, caffeine: Chứa nhiều chất kích thích có hại cho sức khỏe, làm tăng phản ứng viêm, giảm hiệu quả làm tổ của phôi.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Cản trở tuần hoàn máu tại cơ quan sinh sản, tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai.
  • Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp: Chứa nhiều gia vị, chất béo không có lợi, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản.

Xem thêm:

Phụ nữ nên tránh đồ ăn chế biến sẵn sau khi chuyển phôi
Phụ nữ nên tránh đồ ăn chế biến sẵn sau khi chuyển phôi

Những lưu ý quan trọng cho bạn sau khi thụ tinh ống nghiệm

Để tăng tỉ lệ thụ thai thành công, ngoài các vấn đề dinh dưỡng, chị em nên lưu ý:

  • Tránh vận động nặng, nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế làm việc, lao động hoặc tập thể thao gắng sức.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp với sức khỏe.
  • Có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, thai nhi sau khi chuyển phôi thành công và mang thai.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh tạo áp lực về việc mang thai, hạn chế căng thẳng, stress quá mức.
  • Tái khám và xét nghiệm beta HCG theo hướng dẫn của bác sĩ để chẩn đoán xác định mang thai sớm nhất.

Hi vọng bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc ăn gì sau thụ tinh ống nghiệm. Để có kết quả IVF như mong đợi, bạn cần chuẩn bị sức khỏe và xây dựng chế độ dinh dưỡng sau chuyển phôi hợp lý. Liên hệ hotline 1900 1965 để được chuyên gia Đông Đô IVF Center tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan.

Rate this post

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo:

  1. Advice about eating fish (2024) U.S. Food and Drug Administration. FDA. Available at: https://www.fda.gov/food/consumers/advice-about-eating-fish (Accessed: April 16, 2024).
  2. Freydis Hjalmarsdottir, M. S. (2022) What to eat to get more Omega-3.
  3. Berkheiser, K. (2019) 10 foods rich in phytoestrogens (dietary estrogen), Healthline. Available at: https://www.healthline.com/nutrition/foods-with-estrogen (Accessed: April 16, 2024).
  4. BSc, A. A. (2019) Soybeans 101: Nutrition facts and health effects, Healthline. Available at: https://www.healthline.com/nutrition/soybeans (Accessed: April 16, 2024).
  5. FoodData central (2019) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/174283/nutrients (Accessed: April 16, 2024).
  6. FoodData central (2019) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/747444/nutrients (Accessed: April 16, 2024).
  7. FoodData central (2019) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/174032/nutrients (Accessed: April 16, 2024).
  8. FoodData central (no date d) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/747447/nutrients (Accessed: April 16, 2024).
  9. Dolson, L. (2011) Bok Choy nutrition facts and health benefits, Verywell Fit. Available at: https://www.verywellfit.com/carb-information-for-bok-choy-2241765 (Accessed: April 16, 2024).
  10. FoodData central (no date e) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/1999633/nutrients (Accessed: April 16, 2024).
  11. Chăm sóc và cải thiện sức khỏe sinh (2019) Org.vn. Available at: https://hosrem.org.vn/detailNews/thongtin/cham-soc-va-cai-thien-suc-khoe-sinh-4815 (Accessed: April 16, 2024).
  12. FoodData central (2020) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/1105073/nutrients (Accessed: April 16, 2024).
  13. FoodData central (2022) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2346411/nutrients (Accessed: April 16, 2024).
  14. FoodData central (no date h) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2346409/nutrients (Accessed: April 16, 2024).
  15. Whitbread, D. (2017) Top 10 nuts and seeds highest in zinc, My Food Data. Available at: https://www.myfooddata.com/articles/high-zinc-nuts-seeds.php (Accessed: April 16, 2024).

Rate this post

Để lại bình luận