Xét nghiệm AMH: Khi nào là thời điểm thích hợp nhất?

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

AMH (Anti-Mullerian Hormone) ở phụ nữ là hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt có trong nang buồng trứng. Các xét nghiệm AMH thường được thực hiện nhằm mục đích đánh giá dự trữ buồng trứng và khả năng sinh sản [1]. Việc xác định thời điểm xét nghiệm sẽ tác động tới tính chính xác của kết quả. Theo đó , xét nghiệm AMH vào thời điểm nào là chủ đề được không ít người quan tâm, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc trên.

Thời điểm xét nghiệm AMH thích hợp nhất

Chị em có thể đi kiểm tra, làm xét nghiệm  AMH vào bất cứ ngày nào trong chu kỳ kinh nhờ vào tính ổn định của hormone này. Đó là lý do tại sao xét nghiệm AMH lại trở nên phổ biến hơn một số xét nghiệm khác như LH, FSH hay E2. Đây là xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong điều trị và chẩn đoán hiếm muộn.

Xét nghiệm AMH có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh
Xét nghiệm AMH có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh

Quy trình xét nghiệm AMH

Thời gian thực hiện xét nghiệm từ lúc chuẩn bị đến khi có kết quả diễn ra khá nhanh chóng. Chị em nên lựa chọn các địa chỉ uy tín để đảm bảo sự chính xác và được đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Bước 1: Chuẩn bị

Để đo nồng độ AMH, bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch. Vì vậy trước ngày khám, chị em cần tránh ăn quá nhiều. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây, hãy chủ động thông báo trước cho các bác sĩ:

  • Phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai.
  • Phụ nữ đang điều trị các bệnh lý phụ khoa.

Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm

Một lượng máu vừa đủ được lấy nhằm phân tích nồng độ hormone AMH trong mẫu máu một cách chính xác. Máu sau khi lấy ra sẽ được đựng trong các ống nghiệm có chất chống đông (hoặc không) tùy theo thiết bị xét nghiệm của cơ sở thực hiện.

Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra nồng độ AMH
Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra nồng độ AMH

Bước 3: Xử lý mẫu

Mẫu máu sau đó sẽ được nhanh chóng chuyển đến phòng xét nghiệm, tránh để lâu gây ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng máy ly tâm để tách huyết thanh hoặc huyết tương (phần chứa AMH) ra khỏi các tế bào máu.

Bước 4: Phân tích mẫu

Mỗi cơ sở y tế sẽ sử dụng các công nghệ khác nhau để phân tích nồng độ hormone AMH trong máu, phổ biến nhất có thể kể đến 2 phương pháp như:

  • Phương pháp phân tích mẫu máu sử dụng kỹ thuật ELISA (Enzyme-Linked Immunosorbent Assay): Mẫu chứa AMH được thêm vào một giếng chứa các kháng thể đặc hiệu với hormone này để tạo ra phản ứng gắn kết. Qua mỗi lần ủ và rửa, các kỹ thuật viên sẽ thêm vào các kháng thể AMH và enzyme vào giếng. Khi phản ứng màu được tạo ra, các bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ AMH dựa vào mức độ đậm màu.
  • Phương pháp phân tích AMH sử dụng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang: Mẫu được xử lý với các kháng thể gắn huỳnh quang đặc hiệu với AMH. Khi AMH có mặt, kháng thể gắn vào nó và phát ra ánh sáng huỳnh quang. Cường độ ánh sáng huỳnh quang được đo để xác định nồng độ AMH.

Bước 5: Đọc kết quả

Khi đã hoàn thành quá trình phân tích AMH sẽ cho ra kết quả cuối cùng. Kết quả sau đó được kiểm tra, xác nhận bởi kỹ thuật viên phòng xét nghiệm trước khi gửi đến bác sĩ để đánh giá và tư vấn cho bệnh nhân.

Cách đọc kết quả có thể khác nhau tùy vào hệ thống xét nghiệm. Phổ biến nhất là lượng AMH có trong mẫu máu sẽ được phản ánh theo đơn vị ng/mL.

Các bác sĩ sẽ tiến hành đọc báo cáo và dựa vào đó để kết luận khả năng dự trữ buồng trứng của nữ giới, cũng như đề xuất các bước tiếp theo, đặc biệt nếu bạn đang xem xét phương án hỗ trợ sinh sản hoặc lập kế hoạch kết hôn.

Bác sĩ sẽ dựa vào báo cáo để kết luận khả năng dự trữ buồng trứng
Bác sĩ sẽ dựa vào báo cáo để kết luận khả năng dự trữ buồng trứng

Những lưu ý khi làm xét nghiệm AMH

Kiểm tra nồng độ AMH là một xét nghiệm tương đối nhanh chóng và có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Dưới đây sẽ là phần giải đáp một số thắc mắc xoay quanh chủ đề này

  • Làm AMH có nên nhịn ăn không? Xét nghiệm AMH sẽ cần lấy máu tĩnh mạch, vì vậy người bệnh không cần nhịn ăn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều trước khi lấy mẫu máu để đảm bảo kết quả chính xác.
  • Thông thường mất bao lâu để có kết quả? Qúa trình phân tích  mẫu máu thường từ 45 phút đến 1 tiếng kể từ khi lấy mẫu nên toàn bộ quá trình này sẽ không mất quá 1 ngày.
  • Chi phí xét nghiệm AMH bao nhiêu? Mức giá xét nghiệm AMH sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện và công nghệ được sử dụng. Tại Đông Đô IVF Center, chi phí thực hiện sẽ dao động ở mức 850.000đ. Toàn bộ quá trình kiểm tra sẽ được thực hiện với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho thắc mắc xét nghiệm AMH vào thời điểm thích hợp nhất? Hy vọng rằng bài viết đã giúp độc giả có thêm những kiến thức bổ ích về chủ đề này. Để đặt lịch xét nghiệm AMH và tư vấn các xét nghiệm hiếm muộn khác, các gia đình có thể liên hệ ngay với Đông Đô IVF Center qua hotline 1900 1965.

5/5 - (1 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo: 

  1. Anti-müllerian hormone test. (n.d.). Medlineplus.gov. Retrieved August 7, 2024, from https://medlineplus.gov/lab-tests/anti-mullerian-hormone-test/
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận