Thụ tinh nhân tạo có đau không? Xây dựng chế độ nghỉ ngơi phù hợp 

Bài viết được viết bởi BS.Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô

Thụ tinh nhân tạo IUI là một phương pháp hỗ trợ sinh sản lựa chọn những tinh trùng có chất lượng tốt nhất để bơm vào buồng tử cung của người phụ nữ. Quy trình làm IUI đơn giản, nhanh chóng, tuy nhiên vẫn có nhiều các cặp vợ chồng băn khoăn về việc thụ tinh nhân tạo có đau không? Bài viết sẽ mang tới cho bạn đọc câu trả lời chi tiết.

Thụ tinh nhân tạo có đau không?

Theo kinh nghiệm từ những người đã thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung và tư vấn từ bác sĩ Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center, quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo không gây đau đớn. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp các dấu hiệu căng tức ở bụng dưới trong quá trình kích thích buồng trứng hoặc hơi khó chịu khi làm thủ thuật bơm tinh trùng vào tử cung. Cụ thể:

Quá trình tiêm kích trứng

Quá trình kích thích buồng trứng để chuẩn bị tiến hành thụ tinh nhân tạo có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Bác sĩ Tăng Đức Cương cho biết, hiện nay việc tiêm kích trứng khá dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và các cặp đôi hoàn toàn có thể tự tiêm ở nhà. Với mũi kim nhỏ, lượng thuốc ít, phần lớn các trường hợp tiêm kích trứng rất ít gây đau .

Sau khi tiêm, một số chị em có thể gặp một số dấu hiệu như căng tức bụng dưới, đau bụng nhẹ, buồn nôn, chướng bụng… do ảnh hưởng từ thuốc. Những triệu chứng này xuất hiện vài giờ đến vài ngày sau khi tiêm thuốc và thường biết mất sau vài ngày. Do vậy, để quá trình tiêm kích thước được diễn ra thuận lợi, chị em sẽ giữ tinh thần thoải mái thay vì luôn trong trạng thái lo lắng thụ tinh nhân tạo có đau không.

Tiêm kích trứng có thể gây một số tác dụng phụ
Tiêm kích trứng có thể gây một số tác dụng phụ

Quá trình làm thủ thuật bơm tinh trùng vào tử cung

Ngoài việc thắc mắc thụ tinh nhân tạo có đau không, chị em cũng cần nắm rõ được quy trình làm thủ thuật bơm tinh trùng vào tử cung. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung là kỹ thuật dùng một ống thông nhỏ, bên trong có chứa tinh trùng đã được chọn lọc, đưa qua cổ tử cung để bơm trực tiếp vào buồng tử cung. Kỹ thuật này chỉ thực hiện trong vòng 2 – 5 phút bởi chuyên gia. Tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ thực hiện, một số trường hợp có thể xuất hiện cảm giác đau, chảy máu nhẹ  hoặc chuột rút. Tuy nhiên, phần lớn chị em có trải nghiệm nhẹ nhàng, ít đau đớn.[1]

Một vài giờ sau khi bơm tinh trùng, người phụ nữ có thể xuất hiện cảm giác bồn chồn, khó chịu, vùng kín nhạy cảm hơn. Đây là những dấu hiệu bình thường và có thể hết trong 1-2 ngày sau đó.

Bơm tinh trùng vào tử cung ít gây đau đớn
Bơm tinh trùng vào tử cung ít gây đau đớn

Chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi sau thụ tinh nhân tạo

Để quá trình thụ tinh nhân tạo diễn ra thuận lợi, ít gây đau đớn, chị em cần chú ý:

  • Chú ý nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng sau khi bơm tinh trùng, bạn không nên chơi các môn thể thao mạnh ngay trong giai đoạn này.
  • Bạn không nên dùng thuốc giảm đau hay các thuốc khác nếu không có hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, kiêng bơi lội để tránh nhiễm trùng.
  • Sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất, bổ sung các nhóm thực phẩm chống viêm như rau xanh, các loại trái cây tươi, cá biển…, tránh xa các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tình trạng áp lực, căng thẳng quá mức.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “thụ tinh nhân tạo có đau không“. Quá trình này thường ít gây đau đớn nếu bạn thực hiện tại cơ sở uy tín với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm. Hãy liên hệ hotline 1900 1965 để được chuyên gia hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc liên quan.

Rate this post

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  • Is artificial insemination (IUI) painful?  Azfertility.com. Available at: https://www.azfertility.com/blog/is-artificial-insemination-iui-painful (Accessed: March 27, 2024).

Rate this post

Để lại bình luận