Người đã cắt 2 vòi trứng thụ tinh nhân tạo được không?

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Có không ít các trường hợp hiếm muộn ở nữ giới có liên quan đến tổn thương hoặc cắt vòi trứng. Những trường hợp này sẽ không thể mang thai tự nhiên mà cần tìm đến phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo để có con. Cụ thể, người đã cắt 2 vòi trứng thụ tinh nhân tạo được không? Thắc mắc này sẽ được chuyên gia của Đông Đô IVF Center giải đáp trong bài viết.

Cắt 2 vòi trứng thụ tinh nhân tạo được không?

BS.Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center cho biết, phụ nữ đã cắt 2 bên vòi trứng không thể làm thụ tinh nhân tạo. Thay vào đó, bạn có thể xem xét một phương pháp hỗ trợ sinh sản khác chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm – IVF để tăng cơ hội mang thai.

Phương pháp thụ tinh nhân tạo – IUI là quy trình bác sĩ lấy mẫu tinh trùng của người chồng, bơm trực tiếp vào tử cung của người vợ để tăng khả năng tinh trùng gặp trứng và thụ tinh. Trước đó, trứng của người vợ cần đi qua vòi trứng (khoảng 10cm) xuống tử cung để gặp tinh trùng. Theo đó, điều kiện để phương pháp IUI thành công là phụ nữ có buồng trứng và ít nhất 1 bên vòi trứng còn hoạt động.[1] Nếu đã cắt 2 vòi trứng, việc thụ tinh nhân tạo sẽ không đem lại hiệu quả do trứng không thể di chuyển xuống tử cung để gặp tinh trùng.

Cắt 2 bên vòi trứng không thể làm thụ tinh nhân tạo
Cắt 2 bên vòi trứng không thể làm thụ tinh nhân tạo

Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp hỗ trợ sinh sản cho nữ giới đã cắt bỏ 2 vòi trứng

Như trên đã giải đáp cắt 2 vòi trứng thụ tinh nhân tạo được không thì chị em nên cân nhắc áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh trong ống nghiệm – IVF. Phương pháp này cho phép cặp vợ chồng mang thai thành công với tỷ lệ cao.

IVF là phương pháp lấy trứng và tinh trùng cho thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Quá trình thụ tinh diễn ra trong môi trường nhân tạo, có điều kiện thuận lợi như trong cơ thể nữ giới khỏe mạnh. Theo đó, người đã cắt 2 bên vòi trứng nếu buồng trứng vẫn có khả năng sản sinh noãn thì có thể sử dụng IVF để có con. [2]

cắt 2 vòi trứng nên làm ivf
IVF mang lại cơ hội làm mẹ cho phụ nữ cắt vòi trứng 2 bên

Cụ thể quá trình thực hiện IVF dành cho các cặp vợ chồng đã cắt bỏ 2 bên vòi trứng gồm 7 bước như sau: [3]

  • Bước 1: Khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cơ bản.
  • Bước 2: Đánh giá tình trạng sức khỏe và tư vấn phác đồ phù hợp với từng cá nhân.
  • Bước 3: Kích thích buồng trứng để thu lấy tối đa số trứng chất lượng.
  • Bước 4: Tiêm kích thích trưởng thành noãn khi noãn đã đủ kích thước.
  • Bước 5: Lấy mẫu tinh trùng, tạo phôi và nuôi phôi trong phòng thí nghiệm.
  • Bước 6: Chuyển phôi vào tử cung người phụ nữ.
  • Bước 7: Xét nghiệm nồng độ Beta- HCG để xác định kết quả mang thai thành công.

Cơ hội làm IVF thành công cho người cắt 2 vòi trứng

Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh ống nghiệm vào khoảng 20 – 60% [4], trong đó bao gồm rất nhiều trường hợp nữ giới đã cắt 2 bên vòi trứng. Theo một nghiên cứu về hiệu quả của IVF trên 139 trường hợp đã cắt ống đã trứng do tắc vòi trứng (263 chu kỳ) và 139 bệnh nhân không có tắc vòi trứng (296 chu kỳ) [5]. Kết quả cho thấy:

  • Tỷ lệ sinh con thành công ở mỗi nhóm đều bằng nhau với tỷ lệ lần lượt là 21,7% và 21,6% .
  • Số lượng phôi, giai đoạn phân chia và điểm hình thái phôi bằng nhau ở cả 2 nhóm.
  • 92 bệnh nhân đã cắt bỏ 2 bên vòi trứng từ 1,5 – 5 năm trước khi được điều trị bằng IVF. Ở nhóm này, tỷ lệ làm IVF thành công là 20,5 -22,5%.
  • Một nhóm bệnh nhân đã cắt bỏ ống dẫn trứng và làm IVF thất bại ở lần đầu. Sau 3 -6 tháng, có 47 bệnh nhân được điều trị tiếp tục bằng IVF. Tỷ lệ mang thai và sinh con thành công ở nhóm này là 20 – 20,5%.

Kết luận lại rằng, phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ 2 bên vòi trứng vẫn có tỷ lệ thành công khi thực hiện IVF tương đối cao.

Xem thêm: Vô sinh có thụ tinh nhân tạo được không? Cơ hội nào cho các gia đình mong con?

cắt 2 bên vòi trứng vẫn có thể mang thai
Phụ nữ cắt 2 bên vòi trứng vẫn có cơ hội làm mẹ với phương pháp IVF

Tại Đông Đô IVF Center, nơi thực hiện làm IVF với tỷ lệ thành công lên tới 80%, không hiếm để bắt gặp những trường hợp chị em đã cắt vòi trứng đã thành công.

Chị Phạm Huyền, 26 tuổi, đã 2 lần lên bàn mổ vì tắc vòi trứng, cuối cùng đã phải cắt bỏ hoàn toàn một bên ống dẫn trứng. Sau 6 năm dài đằng đẵng chờ đợi cơ hội làm mẹ nhưng không thành công, chị đã tìm đến Đông Đô IVF Center và được bác sĩ Tăng Đức Cương thăm khám, điều trị.

Sau quá trình kích trứng, hút trứng, lọc rửa tinh trùng, vợ chồng chị Huyền đã thành công ngay ở lần chuyển phôi đầu tiên. Tháng 12 năm 2019, em bé Quỳnh Như đã chào đời trong niềm vui sướng vỡ òa của đôi vợ chồng trẻ và bố mẹ nội ngoại.

Em bé Quỳnh Như
Em bé Quỳnh Như là thành quả xứng đáng sau 6 năm chờ đợi của vợ chồng chị Huyền

Với các giải đáp bên trên, bạn đọc đã có câu trả lời về việc cắt 2 vòi trứng thụ tinh nhân tạo được không. Các cặp đôi vẫn có thể tìm thấy cơ hội trở thành cha mẹ với các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IVF. Liên hệ hotline 1900 1965 để được các chuyên gia Đông Đô IVF Center hỗ trợ, tư vấn giải đáp thắc mắc.

5/5 - (1 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. KỸ THUẬT BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG (2007) Org.vn. Available at: https://hosrem.org.vn/detailNews/thongtin/ky-thuat-bom-tinh-trung-vao-buong-tu-cung-62 (Accessed: January 30, 2024).
  2. Is it possible to become a mother after tubal ligation? (2020) Instituto Bernabeu – Clínicas de reproducción asistida. Instituto Bernabeu. Available at: https://www.institutobernabeu.com/en/blog/is-it-possible-to-become-a-mother-after-tubal-ligation/ (Accessed: January 30, 2024).
  3. IVF (in vitro fertilization) Cleveland Clinic. Available at: https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/22457-ivf (Accessed: January 30, 2024).
  4. Amini, P. et al. (2021) “Factors associated with in vitro fertilization live birth outcome: A comparison of different classification methods,” International Journal of Fertility & Sterility, 15(2), p. 128. doi: 10.22074/IJFS.2020.134582.
  5. Ejdrup Bredkjr, H. (1999) “Delivery rates after in-vitro fertilization following bilateral salpingectomy due to hydrosalpinges: a case control study,” Human reproduction (Oxford, England), 14(1), pp. 101–105. doi: 10.1093/humrep/14.1.101.
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận