Thụ tinh nhân tạo có ảnh hưởng gì không? Đánh giá các rủi ro 

Bài viết được viết bởi BS.Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô

Thụ tinh nhân tạo được xem là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiệu quả, quy trình nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Tuy nhiên, có không ít gia đình lo ngại không biết thụ tinh nhân tạo có ảnh hưởng gì không. Trên thực tế, phương pháp này vẫn có những rủi ro nhất định mà các gia đình có thể tìm hiểu trước để sẵn sàng cho hành trình điều trị.

Thụ tinh nhân tạo có ảnh hưởng gì không?

Thụ tinh nhân tạo là một kỹ thuật tương đối đơn giản, an toàn và tỷ lệ gặp biến chứng thấp. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể để lại một vài ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của mẹ và bé.

Rủi ro với sức khỏe người mẹ

Trong quá trình thực hiện IUI có thể tiềm ẩn một số ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ, điển hình như:

  • Quá kích buồng trứng (OHSS).Tình trạng này thường gặp ở các bệnh nhân trẻ, mắc buồng trứng đa nang, gây ra một số biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng dưới. [1]
  • Ảnh hưởng tâm lý: Tỷ lệ thành công của thụ tinh nhân tạo không cao, nhiều trường hợp các gia đình phải làm IUI nhiều lần để con con. Điều này có thể gây ra những áp lực tâm lý cho gia đình và tác động không nhỏ đến sức khoẻ.
Thụ tinh nhân tạo có ảnh hưởng gì không? Quá kích buồng trứng có thể xảy ra khi tiến hành thụ tinh nhân tạo
Quá kích buồng trứng có thể xảy ra khi tiến hành thụ tinh nhân tạo

Những rủi ro cho em bé

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, những em bé thụ tinh nhân tạo sẽ gặp một số rủi ro như:

  • Mang đa thai: Đây là trường hợp xảy ra khi người vợ sử dụng thuốc kích thích buồng trứng và có nhiều hơn một nang buồng trứng phát triển. Khi các nang noãn cùng đồng thời được phóng ra và gặp tinh trùng thì sẽ có khả năng thụ tinh dẫn đến đa thai. Đa thai đi kèm với nhiều rủi ro như truyền máu đa thai, sinh non,…  [2]
  • Sinh non và thiếu cân: Thụ tinh nhân tạo làm tăng tỷ lệ đa thai, do đó nguy cơ sinh non, bé sơ sinh bị thiếu cân cũng cao hơn.

Ngoài các rủi ro trên, em bé sinh ra nhờ thụ tinh nhân tạo IUI hoàn toàn có thể phát triển bình thường như các em bé khác.

Thụ tinh nhân tạo có thể tăng nguy cơ đa thai, tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe mẹ và bé
Thụ tinh nhân tạo có thể tăng nguy cơ đa thai, tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe mẹ và bé

Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi làm thụ tinh nhân tạo

Nhìn chung để trả lời cho câu hỏi thụ tinh nhân tạo có ảnh hưởng gì không, thì có thể nói thụ tinh nhân tạo vẫn là một phương pháp hỗ trợ sinh sản tương đối an toàn. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ rủi ro ở mức thấp nhất, các gia đình vẫn có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng để đánh giá tình trạng hiếm muộn. Đây sẽ là cơ sở để bác sĩ xây dựng một phác đồ điều trị cá nhân hóa dựa trên tình trạng sức khỏe và lịch sử khám chữa bệnh của cả hai vợ chồng, tăng tỷ lệ thành công cũng như giảm rủi ro không đáng có.
  • Tuân thủ lịch tái khám để được điều chỉnh liều lượng thuốc kích thích trứng sao cho phù hợp, tránh tình trạng quá kích buồng trứng và đa nang.
  • Chủ động tìm hiểu thông tin để chọn lọc cơ sở y tế. Ưu tiên các tiêu chí về công nghệ, kinh nghiệm của bác sĩ và đội ngũ y tế để đảm bảo họ có đủ kiến thức và kỹ năng để tối ưu hiệu quả thụ tinh nhân tạo.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi sau khi bơm tinh trùng, đảm bảo có thai kỳ khỏe mạnh cả mẹ và bé.
  • Nếu hai vợ chồng gặp phải những nguyên nhân vô sinh phức tạp hoặc đã thực hiện IUI nhiều lần nhưng không thành công, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc làm IVF  để tăng tỷ lệ thụ thai.Các thắc mắc khác về thụ tinh nhân tạo

Ngoài mối quan tâm về những ảnh hưởng của thụ tinh nhân tạo tới sức khỏe của mẹ và bé, những chủ đề liên quan tới tuổi thọ, quá trình thực hiện cũng được nhiều gia đình quan tâm.

Tuổi thọ của trẻ thụ tinh nhân tạo có khác biệt gì không? Hiện nay chưa có nghiên cứu hay công bố khoa học chính thức nào cho thấy sự khác biệt đáng kể về tuổi thọ hoặc tỷ lệ tử vong sơ sinh giữa trẻ thụ tinh nhân tạo và trẻ sinh tự nhiên. Do đó mà ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm là các em bé IUI sẽ được sinh ra, phát triển như những em bé bình thường khác.

Thụ tinh nhân tạo có đau không? Cảm giác đau đớn sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của mỗi người. Với IUI, quá trình bơm tinh trùng vào trứng sẽ diễn ra tương đối nhanh chóng và người bệnh có thể ra về ngay sau đó. Một số chị em có thể cảm thấy khó chịu, đau nhẹ phần bụng dưới tuy nhiên cảm giác này thường không kéo dài.

Em bé thụ tinh nhân tạo hoàn toàn có thể phát triển bình thường
Em bé thụ tinh nhân tạo hoàn toàn có thể phát triển bình thường

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc “Thụ tinh nhân tạo có ảnh hưởng gì không?”. Hy vọng rằng bài viết có thể cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích, qua đó cân nhắc và lựa chọn được giải pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp nhất.

Rate this post

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo:

  1. Rath, S. K. et al. (2001) “Ovarian hyperstimulation syndrome during induction of ovulation for intra uterine insemination,” Medical journal, Armed Forces India, 57(3), pp. 210–212. doi: 10.1016/s0377-1237(01)80045-9.
  2. Intrauterine insemination (IUI) (2023) Mayoclinic.org. Available at: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/intrauterine-insemination/about/pac-20384722 (Accessed: March 20, 2024).
Rate this post

Để lại bình luận