Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.
“Chào bác sĩ, tôi năm nay 38, chồng 39 tuổi, hai vợ chồng cưới nhau nhiều năm nhưng chưa có con. Gia đình muốn tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF nhưng lo lắng ở tuổi này mang thai dễ gặp rủi ro con bị dị tật. Bác sĩ có thể giúp tôi giải đáp câu hỏi thai IVF có bị dị tật không được không ạ?”.
Bác sĩ Tăng Đức Cương – Giám đốc Đông Đô IVF Center sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giải đáp: Thai IVF có bị dị tật không?
Theo bác sĩ Tăng Đức Cương, thai nhi thụ tinh bằng IVF cũng giống thai nhi thụ tinh tự nhiên. Theo đó, trẻ sinh ra vẫn có nguy cơ bị dị tật. Tuy nhiên quá trình thụ tinh trong ống nghiệm sẽ bao gồm sàng lọc trước sinh, loại bỏ các nguy cơ dị tật, bệnh di truyền và lựa chọn được các phôi bình thường trước khi chuyển vào tử cung người mẹ mà các phương pháp tự nhiên không có được. Nhờ đó, bác sĩ có thể sớm phát hiện và sàng lọc được những bất thường về nhiễm sắc thể (NST) hoặc về gen ở thai nhi.
Bác sĩ Cương cũng chia sẻ thêm, thắc mắc thai IVF có bị dị tật không là câu hỏi nhận được nhiều nhất trong quá trình tư vấn IVF cho các cặp đôi. Trên thực tế, nguy cơ dị tật thường bị tác động bởi các yếu tố về gen, độ tuổi của sản phụ và các cặp vợ chồng sẽ được tư vấn kỹ lưỡng hơn khi thăm khám.
Xem thêm:
Các yếu tố tác động tới nguy cơ dị tật ở thai IVF
Dưới đây là một số yếu tố có khả năng tăng nguy cơ dị tật ở thai IVF mà các cặp đôi cần phải lưu ý:
Tuổi và tình trạng sức khỏe của bà mẹ
Phụ nữ lớn tuổi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thai IVF có bị dị tật không? Phụ nữ trên 35 tuổi sinh con có nguy cơ bị dị tật cao hơn so với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản tự nhiên. Ngoài ra, đây còn là độ tuổi thường gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản và chiếm tỷ lệ cao trong các ca làm IVF. Tỷ lệ người làm IVF trên 35 tuổi cao nên dẫn đến nguy cơ mắc dị tật ở thai trong nhóm đối tượng này cũng cao.
Các nguy cơ bị Down, Edwards và Patau tỉ lệ thuận với tuổi của người mẹ. Điều này có thể xảy ra trong quá trình quá trình hình thành phôi thai, tạo ra một tế bào có số lượng nhiễm sắc thể (NST) không bình thường. [1]
Ngoài yếu tố độ tuổi, có một số tình trạng bệnh lý nhất định ở người mẹ, chẳng hạn như béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được trước và trong khi mang thai cũng dẫn đến tỷ lệ dị tật thai nhi.
Quá trình sàng lọc trước sinh
Việc sàng lọc trước sinh đóng vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ[2]. Bước sàng lọc trước khi là một phần gần như bắt buộc của quá trình IVF. Bác sĩ đặc biệt chỉ định sàng lọc kỹ cho các cặp đôi có tiền sử mắc các bệnh lý di truyền, phụ nữ trên 35 tuổi, đã từng sảy nhiều lần hoặc làm IVF thất bại trước đó.
Việc bỏ qua bước sàng lọc dẫn tới việc không phát hiện kịp thời các bất thường về di truyền, chất lượng phôi không được đảm bảo dẫn tới nguy cơ bị bệnh cao hơn. Ngoài ra, bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bố mẹ mang bất thường về di truyền, có sự rối loạn về gen di truyền hay nhiễm sắc thể cũng làm tăng nguy cơ con sinh ra bị dị tật bẩm sinh.
Tỷ lệ đa thai cao
Tỷ lệ mang đa thai khi làm IVF có thể tăng cao do tác dụng của việc chuyển nhiều phôi vào buồng tử cung. Tỷ lệ mang song thai khi làm IVF sẽ cao hơn thụ thai tự nhiên. Một nghiên cứu của Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ mang thai đôi ở các phương pháp hỗ trợ sinh sản bao gồm thụ tinh ống nghiệm IVF ở mức cao tới 20 – 40%. [3]
Trường hợp mang thai đôi sẽ làm tăng rủi ro ở cả sức khỏe thai phụ và thai nhi và tiềm ẩn các bệnh lý thai kỳ [4]:
- Song thai có nguy cơ sinh non và sảy thai cao hơn mang thai đơn. Trong một số trường hợp, một trong hai bào thai có thể bị sẩy hoặc biến mất (hội chứng biến mất thai đôi – VTS), chỉ còn một bào thai sống sót;
- Tình trạng song thai thường dẫn đến sự phát triển bất cân xứng và chênh lệch cân nặng giữa 2 thai, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé sơ sinh, dẫn đến tình trạng nhẹ cân, có nguy cơ bị vàng da cao hơn so với mang thai bình thường;
- Ngoài ra, các trường hợp này còn tiềm ẩn hội chứng truyền máu song thai, xảy ra trong các ca song thai cùng nhau thai. Nếu không được điều trị, hội chứng này có thể gây suy tim sơ sinh hoặc dẫn đến tử vong.
Giải pháp giảm nguy cơ dị tật khi làm IVF
Theo bác sĩ Tăng Đức Cương chia sẻ, để giảm nguy cơ dị tật khi làm IVF, gia đình cần chủ động trong việc thăm khám, tuân theo hướng dẫn điều trị từ chuyên gia.
Sàng lọc kỹ khi làm IVF:
- Các cặp đôi nên khám tiền hôn nhân trước khi tiến hành IVF để xác định bệnh lý di truyền và phát hiện bất thường di truyền;
- Nếu thuộc nhóm cần làm sàng lọc IVF, quy trình sàng lọc cần được thực hiện kỹ lưỡng nhằm loại bỏ các phôi có bất thường về NST, bất thường về gen, từ đó chọn được những phôi khỏe mạnh nhất để chuyển vào tử cung…;
- Không ít người lo lắng liệu phôi đã sàng lọc trước khi chuyển có bị dị tật bẩm sinh nữa không? Sau khi sàng lọc, nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi được giảm thiểu đáng kể giúp các cặp đôi không cần quá lo ngại về vấn đề này.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nâng cao sức khỏe sinh sản:
- Sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng sẽ nền tảng quan trọng quyết định thành công khi làm IVF. Vì vậy, các cặp đôi nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng khoa học, hạn chế rượu bia, chất kích thích, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Cả hai đều nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, xác định nguyên nhân hiếm muộn và nhận được lời khuyên để có sức khỏe tốt nhất khi làm IVF từ các bác sĩ.
Các cặp vợ chồng nên tham khảo ý kiến bác sĩ: Tham khảo tư vấn về số lượng phôi chuyển để giảm tỷ lệ đa thai, đảm bảo an toàn trong quá trình mang thai và sinh con.
Cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn địa chỉ làm IVF tốt: Các cặp đôi nên lựa chọn địa chỉ uy tín, ứng dụng công nghệ mới để sàng lọc phôi kỹ giảm nguy cơ dị tật như Đông Đô IVF Center. Quy trình làm IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên tới 80% đã giúp nhiều gia đình hoàn thành ước mơ mang thai và sinh con khoẻ mạnh.
Không chỉ đi đầu trong ứng dụng công nghệ cao, đến với Đông Đô IVF Centre, khách hàng sẽ được đồng hành bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản. Điển hình là BSCKI Tăng Đức Cương với gần 20 năm chuyên sâu trong lĩnh vực IVF, người đã trực tiếp thực hiện thành công hàng ngàn ca thụ tinh ống nghiệm.
Tại đây, mỗi khách hàng đều được tư vấn và xây dựng phác đồ cá nhân hoá, dựa theo tình trạng sức khỏe, giúp tăng khả năng thành công khi làm IVF. Quá trình sàng lọc trước sinh sẽ được tiến hành vô cùng kỹ lưỡng với hệ thống phòng lab hiện đại, tủ nuôi cấy BT37 thế hệ mới, nuôi phôi công nghệ Time lapse để sàng lọc tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh…
Hy vọng rằng thông qua giải đáp của bác sĩ Tăng Đức Cương, các cặp đôi đã có được đáp án thỏa đáng nhất cho thắc mắc thai IVF có bị dị tật không, qua đó hiểu được tầm quan trọng của quá trình sàng lọc phôi. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan tới các giải pháp hỗ trợ sinh sản, bạn đọc đừng ngần ngại gửi ngay cho các bác sĩ qua hotline 1900 1965.