Chỉ số AMH bình thường là bao nhiêu? Phát hiện sớm các nguy cơ hiếm muộn

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

AMH (Anti-Mullerian Hormone) là chỉ số đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng ở phụ nữ. Chỉ số này sẽ giảm dần theo thời gian, hoặc thấp bất thường ở những phụ nữ hiếm muộn. Vậy chỉ số AMH bình thường là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số AMH bình thường là bao nhiêu?

AMH là một hormone glycoprotein được sản xuất bởi các tế bào hạt trong nang trứng, phản ánh số lượng trứng còn lại nên có quan hệ mật thiết tới sức khỏe sinh sản của chị em. Chỉ số AMH sẽ giảm dần theo từng năm và đạt cao nhất ở tuổi 25 – 30. Cụ thể như sau [1]:

  • 25 tuổi: khoảng 3,0 ng/mL
  • 30 tuổi: khoảng 2,5 ng/mL
  • 35 tuổi: khoảng 1,5 ng/mL
  • 40 tuổi: khoảng 1,0 ng/mL
  • 45 tuổi: khoảng 0,5 ng/mL

Tuy nhiên, với tình trạng trẻ hóa của một số bệnh lý hiếm muộn như suy buồng trứng, đa nang… thì các chị em vẫn nên chủ động đi kiểm tra sức khoẻ sinh sản. Việc xét nghiệm định kỳ theo thời gian có thể giúp tiên lượng và đánh giá khả năng có thai. Từ đó làm cơ sở để bác sĩ đưa ra phương án mang thai tự nhiên hay can thiệp hỗ trợ sinh sản.

Chỉ số AMH cao, thấp được hiểu như sau [2]:

  • AMH cao: Chỉ số AMH >10 ng/ml (thường gặp ở phụ nữ có buồng trứng đa nang). Người có chỉ số AMH cao vẫn có khả năng mang thai tự nhiên, tuy nhiên tỷ lệ này sẽ thấp hơn so với phụ nữ bình thường. Trong một số trường hợp bệnh nhân cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • AMH thấp: Mức AMH từ 1,0-1,5 ng/ml cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng thấp, tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai.
  • AMH cực thấp: Mức dưới 0,5 ng/ml cho thấy còn rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.
AMH là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
AMH là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng ở phụ nữ

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số AMH

Theo bác sĩ Tăng Đức Cương, giám đốc Đông Đô IVF Center, chỉ số AMH có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, số lượng nang trứng trong buồng trứng càng giảm do quá trình lão hóa tự nhiên. Điều này dẫn đến sự giảm dần của hormone AMH. [3]
  • Di truyền: Mức AMH thấp có thể xuất phát từ các yếu tố di truyền (đột biến NST, tiền sử gia đình, các bệnh di truyền…), ảnh hưởng đến hormone hoặc chức năng buồng trứng. Ví dụ: Các tình trạng như hội chứng Turner hoặc các bất thường nhiễm sắc thể khác có thể ảnh hưởng đến dự trữ buồng trứng và dẫn đến mức AMH thấp. [3]
  • Tình trạng hút thuốc, uống rượu: Hút thuốc và uống rượu có thể gây tổn hại cho buồng trứng và giảm dự trữ trứng, gây mãn kinh sớm, dẫn đến mức AMH thấp hơn.  [3]
  • Tình trạng béo phì: Béo phì có thể gây ra rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, làm thay đổi giảm mức AMH.  [3]
  • Phẫu thuật một hoặc cả hai buồng trứng: AMH được sản xuất bởi các tế bào hạt trong nang trứng, vì vậy việc mất đi một hoặc cả hai buồng trứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số này.
Chỉ số AMH sẽ giảm theo thời gian nên tuổi càng cao thì khả năng mang thai thấp dần
Chỉ số AMH sẽ giảm theo thời gian nên tuổi càng cao thì khả năng mang thai thấp dần

Phương pháp điều trị dự trữ buồng trứng thấp

Xác định chỉ số AMH là việc rất quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ có kế hoạch sinh con. Mức AMH thấp không chỉ cản trở cơ hội mang thai mà còn tăng các yếu tố nguy cơ trong thai kỳ như sinh non, sẩy thai, và nhiều vấn đề khác.

Hiện nay chưa có phương pháp nào giúp làm tăng số lượng trứng ở trên buồng trứng. Vì vậy các cặp vợ chồng hiếm muộn lâu ngày, có chỉ số dự trữ buồng trứng AMH thấp nên tiến hành thăm khám và điều trị hiếm muộn sớm để có tiên lượng tốt hơn, tăng tỷ lệ IVF thành công.

Chỉ số AMH thấp vẫn có thể mang thai. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu khác thường của sức khỏe, chị em nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Các gia đình nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên môn cao để thăm khám. Với hàng ngàn ca hỗ trợ sinh sản thành công, Đông Đô IVF là một trong những đơn vị làm IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên tới 80%, giúp rất nhiều trường hợp đa nang, suy buồng trứng hay chỉ số AMH thấp chào đón thêm thành viên mới. Mỗi bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ lưỡng và xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt, tối ưu hóa khả năng mang thai.

Khả năng dự trữ buồng trứng là yếu tố quan trọng để xác định cơ hội mang thai. Mong rằng bài viết trên đây đã giúp độc giả phần nào nắm bắt được chỉ số AMH bình thường là bao nhiêu, qua đó chủ động thăm khám và có phương án phù hợp cho kế hoạch sinh con sắp tới.

Rate this post

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo: 

  1. Anti-mullerian hormone (AMH) test: Purpose, levels & results. (n.d.). Cleveland Clinic. Retrieved July 30, 2024, from https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/22681-anti-mullerian-hormone-test
  2. Anti-müllerian hormone test. (n.d.). Medlineplus.gov. Retrieved July 30, 2024, from https://medlineplus.gov/lab-tests/anti-mullerian-hormone-test/
  3. Tổng quan về giá trị AMH trong dự đoán đáp ứng kích thích buồng trứng khi sử dụng phác đồ GnRH antagonist ở phụ nữ Việt Nam. (n.d.). Org.Vn. Retrieved July 30, 2024, from https://hosrem.org.vn/detailNews/thongtin/tong-quan-ve-gia-tri-amh-trong-du-doan-dap-ung-kich-thich-buong-trung-khi-su-dung-phac-do-gnrh-antagonist-o-phu-nu-viet-nam-5071
Rate this post

Để lại bình luận