Các chuyên gia khuyến cáo nên chờ khoảng 14 ngày sau khi thực hiện IUI trước khi tiến hành thử thai. Thử thai quá sớm có thể dẫn đến kết quả không chính xác do nồng độ hormone hCG chưa đạt mức đủ để que thử nhận diện.
Những lý do khiến thử que 1 vạch nhưng vẫn có thể có thai
Thử thai quá sớm
Nếu thử thai quá sớm (trước 10-14 ngày sau rụng trứng hoặc IUI), nồng độ hormone hCG chưa đủ cao để que thử nhận diện.
Ảnh hưởng của thuốc kích trứng
Một số loại thuốc kích thích rụng trứng như Ovitrelle, Pregnyl, hoặc hCG tiêm có chứa hormone hCG – chính là hormone mà que thử thai phát hiện để báo có thai. Sau khi tiêm, hCG có thể tồn tại trong cơ thể 10-14 ngày, sau đó mới giảm dần. Nếu thử que sớm, có thể thấy 1 vạch hoặc kết quả không chính xác.
Cách thử thai không đúng
Nguyên nhân là do que thử quá hạn, bảo quản không đúng cách có thể làm giảm độ nhạy. Hoặc do thử vào buổi tối hoặc sau khi uống nhiều nước khiến nước tiểu bị pha loãng, làm giảm nồng độ hCG. Cầm que thử thai sai hướng, đọc kết quả quá sớm (trước 3-5 phút) hoặc đọc quá muộn (sau 10 phút) cũng khiến que có thể xuất hiện vạch mờ do bay hơi, gây nhầm lẫn.
Chất lượng que thử thai
Nếu sử dụng que thử kém chất lượng, điều kiện bảo quản không tốt có thể nhận được kết quả sai lệch
Sau 10 ngày thử que 1 vạch, cần làm gì tiếp theo?
Đợi thêm 2 – 4 ngày để thử lại
Nếu có thai, nồng độ hCG sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian. Thử vào buổi sáng sớm, khi nước tiểu đậm đặc nhất để tăng độ chính xác.
Kiểm tra bằng xét nghiệm máu Beta hCG
Nếu sau 10 ngày thử thai nhưng que chỉ lên 1 vạch, nên cân nhắc kiểm tra lại bằng xét nghiệm máu beta-hCG, vì phương pháp này có độ chính xác cao hơn nhiều so với que thử thai.
Theo dõi các dấu hiệu mang thai sớm
- Trễ kinh: Đây là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
- Căng tức ngực: Ngực có thể nhạy cảm hơn, căng tức, hoặc quầng vú sẫm màu hơn.
- Buồn nôn (Nghén): Có thể xuất hiện vào buổi sáng hoặc bất cứ lúc nào trong ngày, thường bắt đầu từ tuần thứ 4-6 của thai kỳ.
- Đi tiểu nhiều hơn: Cơ thể tăng sản xuất hormone hCG khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
- Mệt mỏi: Sự gia tăng hormone progesterone có thể khiến bạn cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng.
- Nhạy cảm với mùi và thay đổi vị giác: Bạn có thể cảm thấy khó chịu với một số mùi hoặc thèm ăn những món trước đây không thích.
- Đau lưng và chuột rút nhẹ: Đôi khi có thể nhầm lẫn với dấu hiệu sắp có kinh nguyệt.
- Thay đổi tâm trạng: Hormone thai kỳ có thể làm bạn dễ cáu gắt, khó chịu hoặc xúc động hơn bình thường.
- Chảy máu báo thai (Ra máu nhẹ): Một số phụ nữ có thể thấy ra chút máu hồng hoặc nâu nhạt do phôi làm tổ trong tử cung, thường xuất hiện khoảng 6-12 ngày sau khi rụng trứng.
- Tăng thân nhiệt cơ thể: Nếu nhiệt độ cơ thể bạn duy trì ở mức cao trong nhiều ngày sau rụng trứng, đó có thể là dấu hiệu mang thai.
Khi nào có thể kết luận IUI thất bại?
Thụ tinh nhân tạo (IUI) không phải lúc nào cũng thành công ngay từ lần đầu tiên. Để xác định IUI có thất bại hay không, nên thử thai sau 14 ngày nhưng nếu que vẫn chỉ 1 vạch, khả năng cao là không có thai. Để đảm bảo tính chính xác, xét nghiệm beta-hCG để chắc chắn. Ngoài ra, nếu có kinh nguyệt trở lại hoặc siêu âm không có túi thai điều đó có nghĩa là IUI không thành công.
Nếu IUI thất bại thì làm gì tiếp theo?
IUI là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến nhưng có thể không thành công ngay lần đầu. Nếu chưa đạt kết quả mong muốn, cần tìm nguyên nhân và hướng đi phù hợp cho lần sau.
Kiểm tra nguyên nhân thất bại
Nếu IUI không thành công, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân để có hướng điều chỉnh phù hợp cho lần thử tiếp theo.
Dưới đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả IUI:
- Chất lượng tinh trùng: Tinh trùng yếu, số lượng ít hoặc di động kém có thể khiến khả năng thụ thai giảm. Dù tinh trùng đã được lọc rửa trước khi bơm, nhưng nếu chất lượng không tốt, cơ hội thành công vẫn thấp.
- Chất lượng trứng và sự rụng trứng: Trứng không đạt chất lượng hoặc không rụng đúng thời điểm có thể khiến IUI thất bại. Một số trường hợp rụng trứng sớm hoặc muộn so với dự kiến, làm giảm cơ hội thụ thai.
- Nội mạc tử cung không đủ dày: Nội mạc tử cung quá mỏng (<7mm) hoặc không phát triển tốt sẽ khó làm tổ dù trứng đã thụ tinh. Ống dẫn trứng bị tắc hoặc không thông tốt, tinh trùng không thể gặp trứng để thụ tinh.
- Do yếu tố tuổi tác: Phụ nữ trên 35 tuổi có tỷ lệ thành công IUI thấp hơn do số lượng và chất lượng trứng giảm.
- Thời điểm bơm tinh trùng chưa chính xác: Nếu IUI thực hiện quá sớm hoặc quá muộn, khả năng gặp nhau giữa tinh trùng và trứng sẽ giảm.
Cải thiện sức khỏe trước khi thực hiện IUI lần tiếp theo
Sau khi IUI thất bại, việc chuẩn bị tốt hơn cho lần thử tiếp theo có thể tăng cơ hội thành công. Dưới đây là những cách giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của cả vợ và chồng trước khi thực hiện IUI:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu axit folic (rau xanh, bơ, cam, ngũ cốc…) giúp tăng chất lượng trứng và giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Ăn nhiều protein từ thực vật (đậu, hạnh nhân, hạt chia) và chất béo lành mạnh (dầu ô liu, cá hồi) để hỗ trợ nội tiết tố.
- Tập thể dục điều độ: Dành ít nhất 30 phút/ngày cho các hoạt động như đi bộ, yoga, bơi lội hoặc đạp xe. Tránh tập luyện quá sức, vì có thể gây rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và chất lượng trứng. Chỉ số BMI lý tưởng cho phụ nữ muốn mang thai nằm trong khoảng 18.5 – 24.9.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Bổ sung Axit folic, vitamin D, Omega-3, Kẽm, selen nhằm tăng khả năng làm tổ của phôi thai, cải thiện chất lượng trứng, hỗ trợ tinh trùng.
- Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và giảm tỷ lệ thụ thai. Thực hành thiền, yoga hoặc đi dạo để thư giãn và giảm lo âu.
- Hạn chế các thói quen xấu: Bỏ rượu, bia, thuốc lá và caffeine quá mức (không quá 200mg caffeine/ngày). Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm và các sản phẩm chứa BPA.
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản: Siêu âm theo dõi trứng và xét nghiệm nội tiết để đánh giá khả năng rụng trứng. Đồng thời xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng của nam giới. Chụp HSG (chụp tử cung – vòi trứng) nếu nghi ngờ tắc ống dẫn trứng.
Cân nhắc làm IVF nếu IUI thất bại nhiều lần
Nếu đã thực hiện IUI nhiều lần nhưng không thành công, bạn nên cân nhắc chuyển sang thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tăng khả năng mang thai.
Nhờ quy tụ những chuyên gia đầu ngành về hiếm muộn – sản khoa, làm chủ những kỹ thuật mới, hiện đại nhất trong điều trị các bệnh khó, Đông Đô IVF Center đã giúp nhiều trường hợp làm IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên tới 80%.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu, trang thiết bị hiện đại, chú trọng phác đồ cá nhân hóa, Đông Đô IVF Centre đã thành công mang lại hy vọng cho rất nhiều cặp đôi vô sinh hiếm muộn lâu năm như: Đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, tinh trùng OAT…
Một số câu hỏi thường gặp
Bơm IUI sau bao lâu thì thử thai chính xác nhất?
Sau khi bơm tinh trùng vào tử cung (IUI), nên xét nghiệm máu đo beta hCG sau 14 ngày để xác định thụ thai. Nếu beta hCG trên 25 mUI/ml, khả năng mang thai cao. Thử thai quá sớm có thể cho kết quả không chính xác do thuốc kích thích buồng trứng. Sau 3 tuần, nên siêu âm để xác nhận túi thai.
Bơm IUI bao nhiêu ngày thì có dấu hiệu mang thai?
Sau IUI, một số phụ nữ có thể nhận thấy dấu hiệu mang thai sớm sau 6–12 ngày, như chảy máu nhẹ, đau bụng, căng tức ngực, mệt mỏi và buồn nôn. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể giống với dấu hiệu tiền kinh nguyệt. Để xác định chính xác, nên xét nghiệm máu đo beta hCG sau 14 ngày.
Nếu IUI thất bại, bao lâu có thể thực hiện lại?
Sau khi IUI thất bại, thời gian thực hiện lần tiếp theo tùy thuộc vào sức khỏe và tâm lý người phụ nữ. Nếu ổn định, có thể làm IUI ngay chu kỳ sau. Tuy nhiên, một số bác sĩ khuyên nên chờ 1–3 tháng để buồng trứng phục hồi. Việc quyết định thời gian phù hợp nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
Bơm IUI có ra máu báo thai không?
Sau IUI, một số phụ nữ có thể gặp chảy máu nhẹ, gọi là “máu báo thai”, do phôi bám vào niêm mạc tử cung, thường xuất hiện sau 6–12 ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có dấu hiệu này. Máu báo thai thường ít, màu hồng nhạt hoặc nâu, kéo dài 1–3 ngày. Nếu chảy máu lâu hơn hoặc kèm đau bụng dữ dội, cần gặp bác sĩ để loại trừ nguy cơ sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
Chảy máu ngay sau IUI cũng có thể do kích thích nhẹ niêm mạc tử cung trong quá trình thủ thuật, thường không đáng lo ngại nếu nhanh chóng dừng lại. Để xác định mang thai, nên xét nghiệm máu đo beta hCG hoặc dùng que thử thai sau 14 ngày.