Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai khi bị tiểu đường sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt mức đường huyết thì có nguy cơ để lại những biến chứng nguy hiểm. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất giúp kiểm soát tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về tiểu đường thai kỳ.

1.Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Khi phụ nữ mang thai, nhau thai trong tử cung tiết ra các hóc- môn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Các hormone này cũng ngăn chặn hoạt động của insulin trong cơ thể mẹ. Ở hầu hết phụ nữ mang thai sẽ tăng cường sản xuất insulin để giữ đường máu ở mức bình thường. Tuy nhiên khi insulin không sản xuất đủ số lượng cần thiết và bị giảm hoạt động, nói cách khác glucose không thể rời máu vào tế bào để sinh năng lượng. Điều này dẫn đến sự tích tụ đường trong máu đến mức cao gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đa số căn bệnh này không có triệu chứng nên khó phát hiện và thường hết sau khi sinh.

Những phụ nữ nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Tiền sử tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai trước đó.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4kg.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Mang thai muộn ≥ 35 tuổi.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Có đường niệu.
  • Tiền sử gia đình cùng huyết thống có người đái tháo đường, đặc biệt ở thế hệ thứ nhất.

2. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

    • Ảnh hưởng đối với mẹ:

Đối với mẹ, tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ các biến chứng như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương thận, mắt, mạch vành.  Các biến chứng sản khoa như rối loạn tăng huyết áp, tiền sản giật, đẻ khó, sinh non,  sang chấn trong đẻ, chảy máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn.

Nguy cơ lâu dài:

  • Nguy cơ trở thành đái tháo đường type 2 sau này.
  • Béo phì và tăng cân quá mức nếu không có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp.
  • Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho những lần có thai sau.
    • Ảnh hưởng đối với thai nhi:

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào ba tháng cuối thai kỳ.

  • Tăng trưởng quá mức và thai to
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
  • Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp.
  • Tăng tỷ lệ tử vong chu sinh
  • Thai chậm phát triển trong tử cung
  • Tăng hồng cầu
  • Vàng da sau sinh
  • Các ảnh hưởng lâu dài: Tăng tỉ lệ trẻ béo phì, khi lớn trẻ có nguy cơ bị mắc đái tháo đường type 2, rối loạn tâm thần – vận động.

3Những lời khuyên để hạn chế tình trạng tiểu đường thai kỳ

–  Chế độ ăn uống lành mạnh: Lựa chọn các thực phẩm nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Hạn chế ăn đồ ngọt và tinh bột. Chú ý ăn đa dạng bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.

– Vận động thường xuyên với các hoạt động phù hợp: yoga bầu, thể dục dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe, bơi lội… khoảng 30 phút mỗi ngày.

– Kiểm soát cân nặng trước và trong khi mang thai:

  • Không nên tăng cân quá khanh và quá nhiều.
  • Tăng từ 12,5 đến 18kg trong thai kỳ với phụ nữ có BMI trước mang thai < 18.5kg/m2
  • 11,5 đến 16kg với BMI trước mang thai 18,5 – 24,9 kg/m2
  • 7 đến 11,5kg với BMI trước mang thai từ 25 – 29,9 kg/m2
  • 5-9kg với người BMI trước sinh > 30kg/m2

4. Làm thế nào để biết mình có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất giúp phát hiện tiểu đường thai kỳ. Tất cả các phụ nữ mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối (tốt nhất là tuần 24-28 của thai kỳ) đều nên tầm soát tiểu đường thai kỳ. Những phụ nữ có nguy cơ cao nên được tầm soát tiểu đường sớm hơn.

Để chẩn đoán xem bạn có mắc tiểu đường thai kỳ hay không, các bác sĩ sẽ sử dụng “nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống”, gồm 3 lần xét nghiệm như sau:

Xét nghiệm lần 1: Lấy mẫu máu đầu tiên khi thai phụ vừa mới đến phòng khám. Mẫu máu này phải được đảm bảo đo lúc cơ thể đang đói và là tiêu chuẩn để so sánh với kết quả của 2 chỉ số glucose huyết sau đó.

Xét nghiệm lần 2: Bạn được uống 1 ly nước đường trong vòng 5 phút. Thai phụ ngồi yên chờ khoảng 1 tiếng sau thì sẽ được lấy mẫu máu lần 2 để đo và ghi nhận kết quả.

Xét nghiệm lần 3: Lấy máu lần 3 được thực hiện tiếp sau đó 1 tiếng (2 giờ đồng hồ kể từ lúc uống glucose). Trong thời gian làm xét nghiệm này, thai phụ có thể uống nước lọc nhưng cần hạn chế vận động.

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn tiểu đường thai kỳ nếu 1 giá trị glucose vượt ngưỡng bất thường, chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu có 2 kết quả ≥ chỉ số giới hạn, cụ thể là:

  • Lớn hơn 5,1 mmol/l (tức 92 mg/dL) khi đói
  • Lớn hơn 10,0 mmol/l (tức 180 mg/dL) sau 1h
  • Lớn hơn 8,5 mmol/l (tức 153 mg/dL) sau 2h.

Một số lưu ý khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết:

  • Nhịn đói 8 – 12 giờ trước khi làm nghiệm pháp.
  • Trong thời gian làm nghiệm pháp, thai phụ không ăn uống gì thêm.
  • Sau xét nghiệm lần 3, mẹ bầu có thể ăn uống bình thường.

Thực hiện nghiệm pháp đường huyết tại Đông Đô IVF Center:

Tại Trung tâm, các mẹ bầu khi đi khám thai sẽ được các bác sĩ hướng dẫn chi tiết và lập hồ sơ theo dõi chặt chẽ các xét nghiệm cần thiết trong các giai đoạn mang thai, trong đó có việc tầm soát Tiểu đường thai kỳ.

Với thời gian trả xét nghiệm nhanh, kết quả chính xác, dịch vụ chăm sóc tận tình, chuyên nghiệp, đặc biệt có sự kết hợp trong điều trị của các bác sĩ chuyên ngành hỗ trợ sinh sản, sản khoa, có sự hội chẩn tại chỗ của các bác sĩ nội tiết mà không hề mất thêm chi phí, các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm khi đến Đông Đô IVF Center để có một thai kỳ khỏe mạnh, an vui, không lo về tiểu đường thai kỳ.

Quý Khách có nhu cầu tư vấn và liên hệ đăng ký đặt lịch khám, vui lòng inbox web/fanpage hoặc liên hệ các số hotline để được hỗ trợ!

Hãy đến với Đông Đô IVF Center để cùng chúng tôi hiện thực hóa ước mơ!

Đông Đô IVF Center
Địa chỉ: Số 05, Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 1900 1965
Website: ivfdongdo.com
Instagram: dongdoivfcenter
Rate this post

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rate this post

Để lại bình luận