Thụ tinh ống nghiệm sinh đôi: Tỷ lệ thành công và lời khuyên cho bạn

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Thụ tinh ống nghiệm sinh đôi là trường hợp có thể xảy ra do chuyển nhiều phôi cùng lúc để tăng tỷ lệ thành công. Tuy nhiên, việc mang thai đôi khi làm IVF có thể mang tới nhiều tác động đến sức khoẻ, tâm lý và kế hoạch của các gia đình. Trong bài viết dưới đây, Đông Đô IVF Center sẽ giúp bạn hiểu rõ tỷ lệ mang thai đôi thành công khi làm IVF là bao nhiêu, có nên sinh đôi không?

Có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi được không?

Thụ tinh trong ống nghiệm có sinh đôi được không? Mang thai đôi khi làm thụ tinh ống nghiệm hoàn toàn có thể xảy ra, do chuyển nhiều hơn một phôi vào tử cung. Sinh đôi IVF cũng có hai dạng là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Theo nghiên cứu của Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ mang thai đôi khi làm các phương pháp hỗ trợ sinh sản bao gồm IVF ở mức từ 20 – 40% [1]

  • Theo một nghiên cứu được đăng trên The New England Journal of Medicine vào năm 2013 tại Mỹ, một phần ba tổng số ca sinh đôi đến từ các phương pháp hỗ trợ sinh sản (chiếm 36%), trong đó IVF chiếm khoảng 17% tổng số ca sinh đôi. Báo cáo kết luận rằng, tỷ lệ sinh đôi thông qua IVF chiếm tỷ lệ lớn trên tổng số ca sinh đôi. [2]
  • Mặt khác, theo báo cáo tổng quan toàn cầu được công bố trên tạp chí Human Reproduction, kể từ những năm 1980 tỷ lệ sinh đôi trên thế giới đã tăng 1/3 so với trước đó: từ 9 lên 12 ca trên 1000 ca sinh. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này đến từ sự phát triển của các công nghệ hỗ trợ y tế sinh sản (MAR), bao gồm cả IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) và các phương pháp đơn giản như kích thích buồng trứng và thụ tinh nhân tạo (IUI).[3]

Có thể thấy, tỷ lệ mang thai đôi nhờ IVF cao hơn so với mang thai tự nhiên, tuy nhiên khả năng thành công sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hơn hết việc đa thai nhờ IVF thường không được các bác sĩ khuyến khích vì mang nhiều rủi ro. Cụ thể những rủi ro mà mẹ sẽ phải đối diện sẽ có ở phần sau của bài viết.

Thụ tinh ống nghiệm sinh đôi thành công
Thụ tinh ống nghiệm sinh đôi vẫn có thể thành công

Có thể bạn quan tâm: Xin trứng làm IVF: Thủ tục, điều kiện và những quy định cần biết

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai đôi khi làm IVF

Mang thai đôi nhờ thụ tinh ống nghiệm (IVF) không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng mang thai đôi khi thực hiện IVF. Dưới đây là những yếu tố quan trọng bạn cần biết:

  • Độ tuổi của mẹ: Độ tuổi của người mẹ là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Phụ nữ dưới 35 tuổi thường có tỷ lệ mang thai đôi cao hơn khi làm IVF. Điều này là do chất lượng trứng tốt hơn và khả năng phôi làm tổ cao hơn ở độ tuổi này. Khi tuổi của mẹ tăng lên, chất lượng trứng giảm, dẫn đến tỷ lệ mang thai nói chung và tỷ lệ mang thai đôi nói riêng giảm.
  • Chất lượng và số lượng phôi chuyển: Phôi khỏe mạnh, đạt cấp độ cao sẽ có khả năng làm tổ tốt hơn, từ đó tăng tỷ lệ đậu thai đôi khi chuyển nhiều phôi.

Số lượng phôi được chuyển vào tử cung có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai đôi. Chuyển nhiều phôi làm tăng cơ hội có thai, bao gồm cả thai đơn và thai đôi. Tuy nhiên, việc chuyển quá nhiều phôi cũng làm tăng nguy cơ mang đa thai (từ ba trở lên), điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, việc lựa chọn số lượng phôi chuyển cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

  • Phương pháp hỗ trợ sinh sản (ICSI, nuôi phôi ngày 5…):
    • ICSI (Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng): ICSI là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó một tinh trùng duy nhất được tiêm trực tiếp vào trứng. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong trường hợp tinh trùng yếu hoặc có vấn đề về khả năng thụ tinh. ICSI không trực tiếp làm tăng tỷ lệ mang thai đôi, nhưng nó giúp tăng cơ hội thụ tinh thành công, từ đó có nhiều phôi để lựa chọn chuyển, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng mang thai đôi.
    • Nuôi phôi ngày 5 (Blastocyst): Nuôi phôi đến giai đoạn phôi nang (ngày 5) cho phép các nhà phôi học lựa chọn những phôi khỏe mạnh nhất để chuyển. Việc chuyển phôi ngày 5 có thể làm tăng tỷ lệ làm tổ thành công của phôi, do đó cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai đôi nếu chuyển nhiều phôi. Phôi ngày 5 cũng có khả năng sống sót cao hơn sau khi rã đông, giúp tăng cơ hội thành công nếu bạn muốn trữ phôi cho các chu kỳ IVF trong tương lai.
  • Nguyên nhân hiếm muộn: Nguyên nhân gây hiếm muộn cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai đôi. Ví dụ, một số nguyên nhân có thể làm tăng khả năng mang thai đôi, trong khi những nguyên nhân khác có thể làm giảm khả năng này.
  • Tiền sử mang thai: Những phụ nữ đã từng mang thai (dù là thai đơn hay đa thai) có xu hướng có tỷ lệ mang thai đôi cao hơn trong các chu kỳ IVF tiếp theo.
  • Trung tâm IVF và kinh nghiệm của bác sĩ: Tỷ lệ thành công của IVF nói chung, và IVF sinh đôi nói riêng, phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của đội ngũ y tế và cơ sở vật chất của trung tâm IVF. Các trung tâm IVF uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại thường có tỷ lệ thành công cao hơn.

Lợi ích khi thụ tinh ống nghiệm sinh đôi

Việc mang thai đôi nhờ thụ tinh ống nghiệm (IVF) mang lại nhiều lợi ích cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, đặc biệt là những người mong muốn có con nhanh chóng mà không cần trải qua nhiều chu kỳ điều trị. Dưới đây là hai lợi ích chính:

Gia tăng cơ hội có con trong một lần IVF

Mang thai đôi đồng nghĩa với việc hai phôi cùng làm tổ thành công, giúp các cặp vợ chồng có được hai em bé chỉ trong một chu kỳ IVF. Điều này mang lại lợi ích:

  • Tăng tỷ lệ thành công: Nếu một phôi không bám vào tử cung, phôi còn lại vẫn có cơ hội phát triển, giúp giảm nguy cơ thất bại sau chuyển phôi.
  • Có hai con cùng lúc: Đây là niềm vui lớn với những gia đình mong muốn có nhiều con nhưng không muốn trải qua nhiều lần IVF.
  • Giảm lo lắng về vấn đề sinh sản trong tương lai, đặc biệt với phụ nữ lớn tuổi hoặc gặp các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng sinh con sau này.

Tiết kiệm thời gian, chi phí so với việc thực hiện nhiều chu kỳ IVF

Thực hiện một chu kỳ IVF có thể tốn nhiều chi phí, thời gian và công sức. Khi mang thai đôi thành công ngay từ lần đầu tiên, cha mẹ có thể:

  • Tiết kiệm chi phí điều trị: Không cần thực hiện nhiều chu kỳ IVF để có con thứ hai.
  • Giảm áp lực tâm lý: Việc điều trị hiếm muộn có thể gây căng thẳng, do đó mang thai đôi giúp gia đình sớm đạt được mong muốn có con mà không phải trải qua thêm các giai đoạn điều trị tiếp theo.
  • Hạn chế tác động của thuốc kích thích trứng và thủ thuật y khoa lên cơ thể mẹ, giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, mang thai đôi bằng IVF cũng đi kèm với những rủi ro nhất định. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chuyển nhiều phôi.

Những rủi ro có thể gặp phải khi mang thai đôi 

Khi mang song thai, cả mẹ và bé sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe, chi phí cũng như rủi ro tiềm ẩn khác.

Rủi ro cho thai nhi 

Mang thai đôi có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.

  • Trẻ có nguy cơ sinh non: Theo báo cáo tại Hội Sản Phụ khoa Mỹ, mang thai sinh đôi có nguy cơ sinh non cao gấp 6 lần so với thai đơn [4]. Bởi vì cơ thể người mẹ vốn được “thiết kế” để vừa vặn cho  một em bé. Khi mang song thai, đồng nghĩa tử cung phải tăng cường sức chứa và chịu trọng lượng gấp đôi so với bình thường, dẫn tới nguy cơ bị căng giãn quá mức tử cung, sinh non. Theo một số nghiên cứu, tuổi thai bình thường của một đơn thai là khoảng 40 tuần, với song thai thường là khoảng 36 tuần. Trong đó, tuổi thai của của các trường hợp thụ tinh ống nghiệm sinh đôi chỉ được khoảng 35 tuần.
  • Sức khỏe thai nhi: Tỷ lệ sảy thai ở mẹ mang song thai thường khá cao, cùng với đó là nguy cơ thai lưu, dính liền bộ phận, hội chứng truyền máu, thai chậm phát triển, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, …Các ca song thai có tình trạng tăng huyết áp thai kỳ cao gấp 3 – 4 lần so với các ca đơn thai nên thường dễ tiến triển thành tiền sản giật. Mặt khác, nếu trong thai kỳ quá trình phân tách phôi diễn ra chậm, một số bộ phận có thể dính liền với nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé.
  • Phát triển không cân xứng: Trường hợp mang song thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ phát triển bất cân xứng, do 1 thai phát triển chậm hơn, dẫn tới chênh lệch, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, vàng da hơn so với mang thai bình thường.
  • Nguy cơ mổ lấy thai cao: Kích thước của song thai thường khá lớn, do tư thế thai không lí tưởng (vị trí thai ngược nhau trong bụng mẹ). Vì vậy tỷ lệ sinh mổ ở các ca sinh đôi chiếm đến 80% hoặc do các biến chứng thai kỳ có chỉ định phải mổ lấy thai. 

Rủi ro cho sức khỏe của mẹ 

Thai kỳ của các mẹ mang song thai có thể diễn ra khó khăn hơn bình thường. Các mẹ thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm sinh đôi có nguy cơ phải đối diện với nhiều rủi ro tiềm ẩn tới sức khỏe như:

  • Ốm nghén nặng hơn : Khi mang đa thai, lượng hormone gonadotropin ở mẹ tăng cao hơn nên thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Điều này gây ra những ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe, thói quen ăn uống của mẹ, khiến dinh dưỡng thai kỳ dễ bị thiếu hụt. Ngoài ra, mẹ bầu mang thai đôi còn thường có biểu hiện đau lưng, khó ngủ, ợ nóng, đi tiểu đêm nhiều hơn các mẹ mang thai đơn.
  • Dễ bị phù nề, khó chịu: Khi mang song thai, tử cung phải giãn to hơn, chèn ép lên tĩnh mạch chủ bụng gây phù chân. Vì vậy, mẹ bầu mang thai đôi có nguy cơ bị phù sớm hơn. Bên cạnh đó, tử cung to nhanh còn thường xuyên gây ra cảm giác khó thở, làm cho thai kỳ trở nên mệt mỏi hơn.
  • Cao huyết áp: Sản phụ mang song thai có tình trạng cao huyết áp trong thai kỳ cao gấp 3, 4 lần so với đơn thai. Nếu không được điều trị, cao huyết áp thai kỳ có thể gây sinh non, trẻ không phát triển tốt hoặc thai nhi mất trong bụng mẹ. Cao huyết áp thai kỳ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, đặc biệt có thể tiến triển thành tiền sản giật. 
  • Tiền sản giật: Tiền sản giật là tình trạng bao gồm tăng huyết áp và tăng tỷ trọng protein trong nước tiểu. Các triệu chứng nhận biết tiền sản giật bao gồm phù chân, đau đầu và tăng cân. Nguy cơ tiền sản giật ở mẹ đa thai cao gấp đôi thông thường. Do trong thai kỳ đôi, tổng khối lượng của thai nhi và tử cung lớn hơn so với mang thai đơn. Sự gia tăng này tạo ra áp lực cơ học lên tử cung và các mạch máu,có thể làm huyết áp tăng lên. Ngoài ra, mang thai đôi dễ tạo áp lực cho tử cung, ảnh hưởng đến sự điều tiết của huyết áp.[5]
  • Nguy cơ tiểu đường thai kỳ: Số trường hợp mang song thai bị tiểu đường thai kỳ cao gấp đôi các ca mang thai đơn. Tình trạng này có thể xuất phát do việc khi mang thai đôi cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone sản xuất insulin hơn nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho 2 em bé. Ngoài ra, các mẹ bầu sinh đôi thường tăng cân khá nhanh và nhiều, tạo áp lực lên hệ thống insulin của cơ thể.
Mang thai đôi ảnh hưởng đến sức khỏe
Mang thai đôi ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ bầu

Tham khảo lời khuyên của bác sĩ nếu bạn vẫn muốn mang thai đôi

Mang thai đôi vẫn là mong muốn của không ít gia đình. Tuy nhiên với các mẹ hiếm muộn, cần tới phương pháp hỗ trợ sinh sản để có con thì sự an toàn của thai nhi và sức khỏe của bản thân cần phải đặt lên hàng đầu. Do đó, với việc muốn có thai đôi nhờ IVF, các cặp vợ chồng nên tiến hành thăm khám trước và tham khảo lời khuyên bác sĩ:

  • Các mẹ nên dựa trên thể trạng thực tế, tình hình sức khoẻ của bản thân để lựa chọn phương pháp phù hợp. 
  • Trước khi quyết định thụ tinh ống nghiệm sinh đôi, gia đình nên ưu tiên việc bảo đảm sự an toàn, sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi và tham khảo tư vấn từ bác sĩ. 
  • Khi đã đưa ra quyết định làm IVF sinh đôi với sự tư vấn của bác sĩ, các mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, sinh hoạt khoa học để quá trình thụ tinh ống nghiệm diễn ra thuận lợi nhất, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. 
  • Với các mẹ may mắn mang thai đôi khi làm IVF cần chú ý thăm khám định kỳ, theo dõi sức khoẻ kỹ lưỡng.

Thụ tinh ống nghiệm sinh đôi là một quá trình phức tạp, đòi hỏi cần phải được tiến hành với những công nghệ hiện đại nhất, dưới sự giám sát của các chuyên gia đầu ngành. Đông Đô IVF Center, các mẹ sẽ được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm. 

Toàn bộ quá trình nuôi cấy phôi tại đây đều được ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất như Công nghệ Timelapse, hệ thống phòng lab cao cấp, đặc biệt là phác đồ điều trị chuẩn hóa theo từng cá nhân. Đến nay, Đông Đô IVF Center đã thực hiện thành công hơn 10.000 ca IVF và chào đón hơn 8000 em bé ra đời.

Tham khảo ý kiến bác sĩ tại Đông Đô IVF Center
Các ba mẹ nên tới tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định làm IVF sinh đôi

Giải đáp một số thắc mắc khác

Thai đôi ivf bao nhiêu tuần thì sinh?

Thời điểm sinh của thai đôi IVF phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe của mẹ và bé, số lượng thai, và các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhìn chung, thai đôi thường được sinh non hơn so với thai đơn. Thông thường, thai kỳ đơn sẽ kéo dài khoảng 40 tuần. Tuy nhiên, đối với thai đôi (bao gồm cả thai đôi từ IVF), thời gian mang thai thường ngắn hơn.

Đa số các trường hợp thai đôi IVF sẽ sinh vào khoảng 36-37 tuần. Vì vậy, việc theo dõi sát sao và chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở sớm là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ để đưa ra quyết định về thời điểm sinh phù hợp nhất, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Tại sao một số mẹ làm IVF chỉ đậu một thai dù chuyển hai phôi?

Việc chuyển hai phôi làm tăng cơ hội mang thai, nhưng không đảm bảo chắc chắn sẽ có thai đôi. Có nhiều lý do khiến một số mẹ chỉ đậu một thai dù đã chuyển hai phôi:

  • Chất lượng phôi: Không phải tất cả các phôi đều có chất lượng tốt như nhau. Một trong hai phôi có thể không đủ khỏe mạnh để làm tổ và phát triển thành thai nhi.
  • Khả năng làm tổ của phôi: Ngay cả khi phôi có chất lượng tốt, khả năng làm tổ của phôi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm tình trạng niêm mạc tử cung, môi trường tử cung và các yếu tố miễn dịch.
  • Các yếu tố khách quan khác: Một số yếu tố khác như kỹ thuật chuyển phôi, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của mẹ sau chuyển phôi cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Chuyển phôi ngày 3 hay ngày 5 thì dễ đậu thai đôi hơn?

Việc chuyển phôi ngày 3 hay ngày 5 đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chuyển phôi ngày 5 (phôi nang) thường được ưu tiên hơn vì:

  • Chọn lọc phôi tốt hơn: Nuôi phôi đến ngày 5 cho phép các nhà phôi học đánh giá và lựa chọn những phôi khỏe mạnh nhất, có khả năng làm tổ cao nhất. Điều này giúp tăng tỷ lệ thành công của IVF nói chung, và có thể gián tiếp làm tăng cơ hội mang thai đôi nếu chuyển nhiều phôi.
  • Tỷ lệ làm tổ cao hơn: Phôi ngày 5 đã phát triển đến giai đoạn phôi nang, có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường tử cung và dễ dàng làm tổ hơn so với phôi ngày 3.

Tuy nhiên, quyết định chuyển phôi ngày 3 hay ngày 5 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như số lượng và chất lượng phôi, tình trạng sức khỏe của mẹ, và kinh nghiệm của trung tâm IVF. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất dựa trên tình hình cụ thể của bạn.

IVF sinh đôi có phụ thuộc vào gen di truyền không?

Không giống như mang thai đôi tự nhiên (có thể do yếu tố di truyền), tỷ lệ sinh đôi khi làm IVF chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và số lượng phôi chuyển. Tuy nhiên, một số yếu tố di truyền có thể gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng mang thai đôi IVF, chẳng hạn như:

  • Phụ nữ có tiền sử gia đình mang song thai tự nhiên có thể có cơ địa dễ mang thai đôi hơn, ngay cả khi làm IVF.
  • Chất lượng trứng tốt hơn ở những người có nền tảng di truyền tốt, giúp phôi phát triển khỏe mạnh, từ đó tăng tỷ lệ thành công khi chuyển nhiều phôi.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định lớn nhất vẫn là số lượng phôi chuyển và sức khỏe tổng thể của mẹ bầu.

Thụ tinh ống nghiệm sinh đôi có thể thành công nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu các ba mẹ thực sự có mong muốn mang thai đôi nhờ IVF, cần sự tư vấn của các bác sĩ để có thêm kiến thức đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, đừng ngần ngại để lại câu hỏi tại website của Đông Đô IVF Center hoặc hotline 0965896565 nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Retrospective Study of the Correlation Between Twin Pregnancies and Perinatal Outcome in Association to the Impact of Preterm Birth – National Library of Medicine. 
  2. Fertility Treatments and Multiple Births in the United States – The New England Journal of Medicine. 
  3. Tỉ lệ mang thai và sinh đôi đang trở nên cao hơn bao giờ hết! – Viện Y học ứng dụng.
  4. Preterm Labor and Birth – American College of Obstetricians and Gynecologists.
  5. Tiền sản giật và sinh đa thai – Viên Y học ứng dụng. 
5/5 - (2 bình chọn)

Để lại bình luận