Chặng đường tìm con của mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn đã muôn vàn khó khăn. Vậy nhưng, với những cặp đôi mang theo căn bệnh gen di truyền, nỗi lo lắng sợ căn bệnh sẽ ảnh hưởng đến con còn dằn vặt và khiến chặng đường tìm con càng khó khăn hơn cả. Đó chính là trường hợp của chị Lộc Thị Thuê (37 tuổi, Yên Bái) và chồng – anh Trần Quý Thưởng, khi hai người cùng mang Gen bệnh Thalassemia.
Nỗi lo sợ về khả năng sinh con không khỏe mạnh cứ thế gây ám ảnh gia đình
Chị Thuê kết hôn từ năm 2009, 23 tuổi. Do chưa nhiều kinh nghiệm và hiểu biết nên thả bầu tự nhiên mà không biết rằng bản thân cả 2 vợ chồng đều có mang gen Thalassemia.
Chị đã từng mang thai tự nhiên 2 lần, nhưng vì chẩn đoán tim thai bất thường nên cuối cùng vẫn không giữ được. Được giới thiệu đến gặp bác sĩ Tăng Đức Cương tại Đông Đô IVF Center để thăm khám chuyên sâu. Theo tìm hiểu, anh chị thấy đây là đơn vị uy tín với tỷ lệ IVF thành công vượt trội lên tới 80%.
Qua quá trình thăm khám, bác sĩ đã phát hiện cả 2 vợ chồng đều có gen tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Đây là một nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu, tan máu di truyền. Bệnh lý Thalassemia tương đối phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên lại chưa nhận được sự hiểu biết đúng mức về mối nguy hiểm bởi cộng đồng. Đây cũng là một căn bệnh có thể di truyền đến đời sau. Thalassemia là trạng thái bệnh lý khiến hồng cầu không đảm bảo cấu trúc, dễ bị vỡ và gây tích tụ sắt trong cơ thể cũng như thiếu máu.
Để có thể loại bỏ nguy cơ di truyền từ hai bố mẹ sang con, anh chị quyết tâm áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và sàng lọc phôi. Tuy vậy, hai vợ chồng vẫn vô cùng phân vân không biết rằng liệu sàng lọc phôi có loại trừ được bệnh lý này cho em bé tiếp theo được không.
Sự tư vấn của bác sĩ và lần đánh cược cuối cùng
Xác định tinh thần làm IVF, chị Thuê và chồng mong muốn không chỉ dừng ở việc đón con thành công, mà là còn đảm bảo em bé sẽ không bị di truyền nguồn gen bệnh của bố mẹ. Hiểu được điều đó, bác sĩ đã tư vấn sàng lọc phôi và khẳng định có thể loại bỏ tối đa nguy cơ di truyền gen bệnh, giúp thế hệ thứ hai được phát triển ở trạng thái sức khỏe tốt nhất. Tin tưởng vào tư vấn của bác sĩ và thành tựu của khoa học hiện đại, hành trình IVF của hai vợ chồng đã bắt đầu.
Vợ chồng chị Thuê đã từng làm IVF và tạo được 8 phôi. Tưởng chừng may mắn đã đến với anh chị khi lần chuyển phôi đầu tiên khi kết quả beta của chị Thuê tăng tốt, nhưng sau đó vài ngày thì chị bị ra máu bất thường và cuối cùng không giữ được. Năm 2021, được gia đình động viên an ủi nên vợ chồng chị Thuê đã quyết định làm lại lần 2 và tạo được 5 phôi.
“Ám ảnh từ lần chuyển phôi chưa thành công, mình và chồng đã gần như rơi vào tuyệt vọng, bất lực và tưởng chừng sẽ bỏ cuộc. Nhưng nhận được những lời động viên, chia sẻ từ bác sĩ Cương và đội ngũ cộng sự, chúng mình sốc lại tinh thần, quyết tâm đặt hết hy vọng vào em bé phôi ngày 5 loại 3 cuối cùng”. Chị Thuê nghẹn ngào chia sẻ.
Phôi N5L3 duy nhất là hy vọng cuối cùng của vợ chồng chị Thuê Không chỉ còn là khao khát, là ước mơ mà còn là cả những hy vọng. Và cuối cùng, phép màu đã đến với gia đình chị.
Khổ tận cam lai, trái ngọt cho đôi vợ chồng mang gen Thalassemia
Sau bao ngày tháng ao ước mong đợi, em bé Nguyễn Duy Nam đã cất tiếng khóc chào đời ngày 19/04/2023.
“Cảm ơn bác sĩ Cương, chị Vân Anh đã luôn động viên, chia sẻ tiếp thêm động lực cho gia đình tôi. Chúng tôi đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc từ lo lắng, tuyệt vọng, đến hạnh phúc vỡ òa’’ Trích lời anh Trần Quý Thưởng.
Những lời chia sẻ đầy cảm xúc của vợ chồng chị Thuê anh Thưởng sẽ tiếp thêm động lực lớn cho các bố mẹ đang mong con, đặc biệt là những cặp vợ chồng không may mang gen Thalassemia.
Đông Đô IVF Center tự hào vì đã luôn nhận được sự tin tưởng, được đồng hành cùng các gia đình trên hành trình “Hiện thực hóa ước mơ” làm cha mẹ.