""

Ăn gì bổ trứng làm IVF? Chế độ ăn uống giúp kích trứng thành công

Bài viết được viết bởi BS. Vũ Việt Dũng – Bác sĩ hỗ trợ sinh sản và được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô.

Theo giới chuyên môn, chất lượng của trứng và tinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi sau này. Do vậy, trên hành trình tìm con yêu, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng tốt và sinh hoạt điều độ để tăng cường sức khỏe của bản thân, cũng như tăng chất lượng của buồng trứng, giúp sản sinh ra các nang trứng khỏe mạnh. Bác sĩ Đông Đô IVF Center sẽ giải đáp câu hỏi ăn gì bổ trứng làm IVF qua bài viết sau.

7+ nhóm thực phẩm bổ trứng nên ăn khi làm IVF

Chất chống oxy hóa vệ sức khỏe của trứng

Trước khi thụ tinh ống nghiệm nên ăn gì hay ăn gì bổ trứng làm IVF? Câu trả lời là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa (những hợp chất như Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C, Beta-carotene…) Các chất này có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành các gốc tự do – nguyên nhân gây hại cho tế bào trứng, ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe sinh sản. [1]

Có rất nhiều thực phẩm chứa các chất oxy hóa, với nhiều loại khác nhau, bao gồm vitamin, khoáng chất và hợp chất hữu cơ giúp chị em thoải mái lựa chọn cho thực đơn khi cân nhắc ăn gì bổ trứng làm IVF. Ví dụ như: Các loại quả mọng giàu vitamin C giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, bổ sung melatonin có thể cải thiện sự trưởng thành của trứng trong quá trình điều trị IVF. Các loại rau lá xanh chứa nhiều vitamin A và E là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa quý giá. Ngoài ra, các loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó còn cung cấp một lượng selen và vitamin E lành mạnh, cả hai đều cần thiết để bảo vệ trứng khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

Thực phẩm chứa các chất chống oxy hóaHàm lượng chất chống oxy hóa trong 100grLiều lượng/ngày
Dâu tây [2]Vitamin C: 59.6mg<100gr
Bông cải xanh [3]Vitamin E: 0.15mg

Vitamin C: 91.3mg

Vitamin K: 102µg

Vitamin A: 8µg

Selen: 1.6µg

Vitamin B-6: 0.191mg

<100gr
Cà rốt [4]Manganese: 0.13mg

Selen: <2.5µg

Vitamin A (Biotin): 2.22µg

Vitamin B-6: 0.146mg

Niacin: 1.41mg

Kali: 320mg

<100gr
Dâu tây
Vitamin C trong dâu tây tốt cho sức khoẻ sinh sản ở nữ giới

Axit béo Omega-3: Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố

Nghiên cứu chỉ ra rằng, Axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm được công nhận về khả năng điều chỉnh hormone. Ngoài ra Omega-3 còn giúp giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung, hỗ trợ tăng nồng độ progesterone và giảm nguy cơ không phóng noãn ở người đa nang buồng trứng.

Đối với sức khỏe tinh thần, Omega-3 không chỉ có tác dụng chống viêm mà còn giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giảm rối loạn lo âu. Việc bổ sung omega-3 có thể thúc đẩy quá trình mang thai ở những phụ nữ được chẩn đoán vô sinh bằng cách tăng lưu lượng máu tử cung, nâng cao hệ miễn dịch và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của não bộ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ axit béo Omega-3 trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ sinh non. [5]

Cá và các loại hạt giàu Omega 3
Omega 3 có nhiều trong các loại cá và hạt giúp tăng lượng máu tới tử cung

Nguồn thực phẩm chứa Omega 3 tương đối phong phú, có ở cả thực vật và động vật. Chị em có thể kết hợp các loại cá béo như cá hồi và cá trích vào chế độ ăn uống, cùng với các nguồn thực vật như hạt lanh và hạt óc chó, đậu nành… để hỗ trợ tạo ra môi trường nội tiết tố hài hòa hỗ trợ sự phát triển của trứng khỏe mạnh.

Thực phẩm chứa Omega 3 Hàm lượng omega 3 trong 1 khẩu phần ăn [6]Số lượng nên ăn/ngày
Cá hồi2150mg1 – 2 lần/tuần
Hàu329mg1 – 2 lần/tuần
Cá cơm411mg1 – 2 lần/tuần
Hạt óc chó2570mg<100gr
Đậu nành670<100gr

Folate: tăng cường tổng hợp DNA

Folate (vitamin B9) là nhân tố cơ bản trong quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA. Do đó, phụ nữ mang thai thường xuyên được khuyến khích bổ sung Folate để phòng ngừa các dị tật bẩm sinh (các chị em có thể tham khảo thêm thông tin về về thai ivf có bị dị tật không). Đảm bảo lượng folate đầy đủ là điều bắt buộc, đặc biệt là trong giai đoạn tiền thụ thai và giai đoạn đầu mang thai từ đó là một chất dinh dưỡng quan trọng không thể quên khi cân nhắc ăn gì bổ trứng làm IVF.

Vi chất này còn có khả năng kích thích sản xuất hồng cầu, từ đó giảm tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai, ngăn ngừa một số rủi ro thai kỳ như sảy thai, sinh non, thai nhi chậm phát triển. [7]

Folate có nhiều trong các loại thực phẩm như các loại rau lá xanh đậm (rau bina, rau cải, rau diếp…) rau củ (cà rốt, cà chua, bí đỏ…), bơ và đậu lăng…

Ngoài việc sử dụng Folate, các chị em có thể tham khảo kiến thức về em bé thụ tinh ống nghiệm có bình thường không để nâng cao hiểu biết nhằm phòng ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Thực phẩm chứa Folate Hàm lượng Vitamin B9/ 100grSố lượng nên ăn/ngày
Trứng gà [8]71µg3 – 4 quả/tuần
Rau bina [9]113µg<100gr
Cà chua [10]19µg<100gr
Rau Bina
Rau bina chứa hàm lượng Folate cao tốt cho buồng trứng

Vitamin D: Tăng cường chức năng sinh sản

Việc bổ sung vitamin D giúp cải thiện đáng kể khả năng sinh sản ở những phụ nữ hiếm muộn do vô sinh. Phụ nữ đủ vitamin D có khả năng thụ thai bằng IVF thành công cao hơn so với người thiếu hụt dưỡng chất này vì thế là thực phẩm không thể không nhắc tới khi bàn về việc ăn gì bổ trứng làm IVF. Thiếu vitamin D có thể làm tăng sản xuất PTH (parathyroid hormone) – một chất liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang và vô sinh do rối loạn phóng noãn, ngừng phát triển nang noãn, rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.[11]

Bên cạnh đó, vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất estrogen, điều hòa nội tiết và hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn chuyển hóa. Chị em có thể hấp thụ vitamin D qua tắm nắng và bổ sung thực phẩm như cá béo, lòng đỏ trứng và sữa…

Thực phẩm chứa Vitamin D Hàm lượng dưỡng chất có trong 100grSố lượng nên ăn/ngày
Sữa chua [12]110 mg200g-400g
Lòng đỏ trứng [8]4 mg2 – 3 lòng đỏ trứng
Phôi mai [13]98.4IU<100gr
Vitamin D
Bổ sung vitamin D giúp tăng cường chức năng sinh sản

Sắt – dưỡng chất quan trọng cho chức năng sinh sản

Sắt là một anh hùng thầm lặng giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Đây là khoáng chất cần thiết để tạo hemoglobin – thành phần quan trọng giúp vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, trong đó có cơ quan sinh sản, hỗ trợ khả năng thụ thai cho nữ giới. Ngoài ra, hàng tháng trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu làm cho nguyên tố sắt cũng bị mất đi. Bổ sung sắt là điều không thể thiếu trong việc cân nhắc ăn gì bổ trứng làm IVF.

Thịt đỏ, đậu và rau bina là những nguồn cung cấp sắt dồi dào mà chị em có thể thêm vào bữa ăn, góp phần tối ưu hóa lưu lượng máu, thúc đẩy môi trường có lợi cho sự phát triển trứng.

Thực phẩm chứa sắtHàm lượng sắt/ 100grSố lượng nên ăn/ngày
Thịt bò [14]2.06mg<100gr
Gan lợn [15]17.9mg<100gr
Đậu lăng [16]7.16mg< 280g
Đậu lăng
Đậu lăng chứa hàm lượng sắt cao

Vitamin B: Tăng cường năng lượng và chất lượng trứng

Các vitamin B, chẳng hạn như B6 và B12, là những chất không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng và chức năng tế bào. Ví dụ như Vitamin B6 giúp cân bằng hormone trong cơ thể và tham gia vào quá trình sản xuất hormone sinh dục. Vitamin B12 có tác dụng sản xuất tế bào hồng cầu và duy trì hoạt động ổn định của cơ quan sinh sản giúp chị em có thêm lựa chọn khi không biết ăn gì trước khi làm thụ tinh ống nghiệm.

Vitamin B có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ, trứng, thịt gia cầm và rau xanh Cung cấp đầy đủ các loại vitamin B theo nhu cầu cơ thể sẽ giúp duy trì mức năng lượng và góp phần phát triển trứng khỏe mạnh.

Thực phẩm Hàm lượng dưỡng chất có trong 100grSố lượng nên ăn/ngày
Trứng gà [8]Vitamin B-6: 0.063mg

Vitamin B-12: 1.02µg

3 – 4 quản/tuần
Gan lợn [15]Vitamin B-12: 18.7µg<100gr
Sữa tươi  [17]Vitamin B-6: 0.045mg200 – 300ml
Vitamin B6
Vitamin B6 giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hormone và cân bằng nội tiết

Phytoestrogen – Cân bằng nội tiết tố

Phytoestrogens là một nhóm các hợp chất nguồn gốc thực vật, có nhiều trong các loại đậu hũ, đậu nành và hạt lanh. Phytoestrogen có cấu trúc tương tự hormone estrogen, hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiếu hụt loại hormone này. Estrogen giúp tạo ra mô tử cung và âm đạo, và duy trì sự linh hoạt của các cơ và mô trong khu vực này vì thế đây là một lựa chọn thích hợp khi chị em không biết nên ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm.

Nồng độ estrogen giảm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, chu kỳ kinh nguyệt và năng lượng cơ thể. Trong thời điểm làm IVF hoặc mang bầu, chị em sẽ được khuyên nên ăn nhiều thực phẩm giàu phytoestrogen để cân bằng lượng hormone và phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt.

Thực phẩm Hàm lượng dưỡng chất có trong 100grSố lượng nên ăn/ngày
Đậu nành [18]Water: 63%

Protein: 18.2gr

Carbs: 8.4gr

Fiber: 6gr

Saturated: 1.3gr

Monounsaturated: 1.98gr

Polyunsaturated: 5.06gr

25gr
Bông cải xanh [3]Chất xơ: 2.4g

Canxi: 46mg

Sắt: 0.69mg

Kali: 303mg

Magie: 21mg

Kẽm: 0.42mg

Vitamin C: 91.3g

<100gr
Các loại đậu
Các loại đậu là thực phẩm khuyên dùng cho nữ giới chuẩn bị làm IVF

Các loại thực phẩm nên tránh khi kích trứng làm IVF

Ngoài việc tìm hiểu ăn gì bổ trứng làm IVF, chị em cũng lưu ý một số thực phẩm cần tránh dưới đây để bảo vệ sức khỏe:

  • Tránh xa các loại nước có ga như nước ngọt, thức uống có cồn và hạn chế đồ uống chứa caffein như trà, cà phê;
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ nhiều gia vị và nhiều dầu mỡ;
  • Không nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản hay nhiều gia vị như đường;
  • Tránh xa khói thuốc và tuyệt đối không nên sử dụng thuốc lá.
Đồ cay nóng
Bạn không nên ăn nhiều đồ cay nóng nếu muốn bổ trứng làm IVF

Gợi ý thực đơn bổ trứng làm IVF 

Nắm được sự quan tâm về ăn gì trước khi làm IVF, dưới đây là thực đơn được xây dựng bởi Bác sĩ Tăng Đức Cương, Giám đốc Đông Đô IVF Center xây dựng phù hợp cho các chị em đang chuẩn bị làm thụ tinh trong ống nghiệm:

ThứBữa sángBữa trưaBữa tối
Thứ 2Bánh bao trứng muối, nước camRau hẹ xào, giò lợn kho kim chi, canh măng chua + Cá rô phi, hồng xiêmCủ đậu xào thịt ba chỉ, canh cải bắp nấu tôm, cá bống dừa kho cà chua, sinh tố mãng cầu xiêm
Thứ 3Trứng ốp la với rau củ, cà chua và hành tây, thêm một cốc sữa tươiCải ngọt xào gan lợn, canh cua nấu bí xanh, thịt lợn kho đậu phộng, chè đậu đỏ nước cốt dừaCơm với thịt bò xào ớt chuông, cải bó xôi hoặc cải chíp luộc
Thứ 4Miến gà, sữa đậu nànhCải chua xào, canh sườn non củ cải muối, ếch kho cari, dừa xiêmCần nước xào bao tử lợn, canh cá diêu hồng nấu rau ngót, thịt ba chỉ rán sả ớt, chè nhãn nhục hạt sen
Thứ 5Phở bò và một cốc sữa tươi không đườngBông cải xào nấm và cà rốt, canh cải bó xôi giò sống, đậu phụ non sốt thịt bò bằm, dưa lêRau muống luộc chấm kho quẹt, canh bí đỏ óc heo, cá lóc kho mặn, nước ép cà chua
Thứ 6Bún chả lụa, nước chanh dâyBông bí xào dầu hào, canh khoai mỡ nấu tôm, cá thu kho trà xanh, măng cụt.Su hào xào nấm đông cô, canh chua cá basa, chả lụa kho tiêu hạt, thanh long
Thứ 7Cháo thịt bằm với hoa quả tráng miệngBò lá lốt cuốn bánh tráng rau sống, nước ép dứaThịt gà nướng với rau và khoai tây, hoa quả tráng miệng
Chủ nhậtHoành thánh, một hộp sữa chua không đườngThịt bê xào hành tây, canh khế nấu cá cơm, gan nướng riềng mẻ, sầu riêngNgó sen xào tôm, canh rong biển sườn non, mực rán nước mắm, quýt đường

Một số lưu ý ngoài việc ăn gì bổ trứng làm IVF để bồi bổ cơ thể chuẩn bị cho quá trình kích trứng:

  • Duy trì sự đa dạng trong chế độ ăn uống để đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng;
  • Cân bằng thói quen sinh hoạt, lành mạnh: Ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya;
  • Uống đủ 1 – 2 lít nước mỗi ngày;
  • Tập thể dục đều đặn: Việc tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thiền… sẽ giúp quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn, từ đó cũng giúp buồng trứng khỏe mạnh hơn;
  • Giữ tâm hồn thư thái, lạc quan: Tinh thần vui tươi của người mẹ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của buồng trứng và khả năng thụ thai. Vì thế, các mẹ hãy gạt bỏ mọi lo lắng, ưu phiền, tự thưởng bản thân một bản nhạc hay, hay đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, ăn một món ăn ngon yêu thích cùng người bạn đời…;
  • Tránh xa các bức xạ điện tử: Các bức xạ điện tử như điện thoại, máy tính cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng của trứng, vì vậy trên hành trình tìm con, bạn cũng nên tập nói không với các thiết bị này trong thời gian này nhé;
  • Một số bài tập matxa vùng bụng: Các mẹ có thể nhẹ nhàng mát xa theo chiều kim đồng hồ vùng bụng dưới, kết hợp hít thở nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu đến các cơ quan sinh sản, giúp quá trình rụng trứng diễn ra suôn sẻ hơn.

Như vậy là thông qua bài viết này, chị em có thể biết được ăn gì bổ trứng làm IVF, để sẵn sàng hơn trên hành trình tìm con yêu. Nếu muốn tư vấn xây dựng chế độ dinh dưỡng cá nhân hóa và lộ trình làm IVF, bạn có thể liên hệ với Đông Đô IVF Center qua Hotline 1900 1965.

5/5 - (3 bình chọn)

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Đông Đô IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Boost your fertility with supplements (2019) American Pregnancy Association. Available at: https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/infertility/boost-your-fertility/ (Accessed: January 24, 2024).
  2. FoodData central (2022) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2346409/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  3. FoodData central (2019) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/747447/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  4. FoodData central (2022) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2258586/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  5. Acid béo Omega-3 và khả năng sinh sản (2019) Org.vn. Available at: https://hosrem.org.vn/detailNews/thongtin/acid-beo-omega-3-va-kha-nang-sinh-san-4456 (Accessed: January 24, 2024).
  6. Freydis Hjalmarsdottir, M. S. (2022) The complete guide to omega-3-rich foods.
  7. Vnhip.org. Available at: http://www.vnhip.org/uploads/1/3/4/5/13457220/folate_vn.pdf (Accessed: January 24, 2024).
  8. FoodData central (2019) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/748967/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  9. FoodData central (2021) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/1999633/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  10. FoodData central (2021) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2003596/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  11. Vitamin D củng cố khả năng sinh sản (2014) Org.vn. Available at: https://hosrem.org.vn/detailNews/thongtin/vitamin-d-cung-co-kha-nang-sinh-san-3155 (Accessed: January 24, 2024).
  12. FoodData central (2019) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170894/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  13. FoodData central (2019) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/173414/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  14. FoodData central (2023) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2646174/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  15. FoodData central (2019) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/167863/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  16. FoodData central (2023) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2644283/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  17. FoodData central (2022) Usda.gov. Available at: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2259793/nutrients (Accessed: January 24, 2024).
  18. BSc, A. A. (2019) Soybeans 101: Nutrition facts and health effects, Healthline. Available at: https://www.healthline.com/nutrition/soybeans (Accessed: January 24, 2024).
5/5 - (3 bình chọn)

Để lại bình luận